Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
- Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
- Nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân là gì?
- 06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi phí nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về kinh phí như sau:
Điều 5. Kinh phí
1. Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật gồm:
a) Chi phí xây dựng, mở rộng, nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
b) Chi phí mua sắm, vận hành trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ bảo quản; bảo đảm an toàn kho vật chúng và tài liệu, đồ vật;
c) Chi phí quản lý, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật; di chuyển vật chứng, tài liệu, đồ vật; thuê kho, lán kho, kho bãi để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
2. Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Theo đó, kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự gồm những chi ph sau:
- Chi phí xây dựng, mở rộng, nâng cấp, sửa chữa kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
- Chi phí mua sắm, vận hành trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ bảo quản; bảo đảm an toàn kho vật chúng và tài liệu, đồ vật;
- Chi phí quản lý, nhập, xuất, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật; di chuyển vật chứng, tài liệu, đồ vật; thuê kho, lán kho, kho bãi để bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
Kinh phí bảo đảm phục vụ quản lý vật chứng, tài liệu, đồ vật gồm những chi phí nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật như sau:
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và Nghị định này.
2. Tiếp nhận, nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật được thực hiện theo lệnh hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Vật chứng, tài liệu, đồ vật được phân loại, bảo quản bảo đảm an toàn.
4. Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật được bảo vệ an toàn 24/24 giờ hằng ngày.
Theo đó, nguyên tắc quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân như sau:
[1] Tuân thủ các quy định của pháp luật và Nghị định này.
[2] Tiếp nhận, nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật được thực hiện theo lệnh hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
[3] Vật chứng, tài liệu, đồ vật được phân loại, bảo quản bảo đảm an toàn.
[4] Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật được bảo vệ an toàn 24/24 giờ hằng ngày.
06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật?
Căn cứ theo Điều Điều 4 Nghị định 142/2024/NĐ-CP, thì 06 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật như sau:
[1] Xâm phạm, phá hủy cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
[2] Nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đối với những vật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
[3] Mang vật chứng, tài liệu, đồ vật ra khỏi kho vật chứng, tài liệu, đồ vật mà không được phép của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật và cơ quan, người có thẩm quyền quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
[4] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, thêm, bớt, sửa đổi, làm mất mát, hư hỏng, hủy hoại, phá hủy niêm phong và có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng vật chứng, tài liệu, đồ vật.
[5] Sử dụng kho vật chứng và tài liệu, đồ vật vào mục đích khác.
[6] Người, phương tiện không có nhiệm vụ vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.