Năm 2025, quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu đồ vật được thực hiện như thế nào?
Năm 2025, quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu đồ vật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu đồ vật cụ thể như sau:
(1) Quy trình nhập vật chứng, tài liệu đồ vật
- Kiểm tra lệnh nhập kho vật chứng và tài liệu đồ vật của cơ quan, người có thẩm quyền; biên bản thu giữ ban đầu; quyết định chuyển giao vật chứng (nếu có); giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân của người đến giao vật chứng, tài liệu, đồ vật;
- Tiến hành kiểm tra về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Lập biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật;
- Phân loại vật chứng, tài liệu, đồ vật;
- Lập phiếu nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
- Lập thẻ kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
- Thực hiện dán nhãn đối với vật chứng, tài liệu, đồ vật;
- Vào sổ, cập nhật dữ liệu nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đầy đủ thông tin về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(2) Quy trình xuất vật chứng, tài liệu đồ vật
- Kiểm tra lệnh xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan, người có thẩm quyền; quyết định chuyển giao vật chứng (nếu có); giấy giới thiệu, giấy tờ tùy thân của người đến nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật;
- Tiến hành kiểm tra về số lượng, tình trạng, đặc điểm vật chứng, tài liệu, đồ vật và tình trạng niêm phong (nếu có);
- Lập phiếu xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật;
- Vào sổ, cập nhật dữ liệu xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đầy đủ thông tin về số lượng, tình trạng, đặc điểm và niêm phong của vật chứng, tài liệu, đồ vật (nếu có);
- Lập biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật.
(3) Phiếu nhập, xuất kho vật chứng và tài liệu, đồ vật; biên bản giao, nhận vật chứng, tài liệu, đồ vật được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.
Năm 2025, quy trình nhập, xuất vật chứng, tài liệu đồ vật được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với kho vật chứng và tài liệu đồ vật cần phải đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với kho vật chứng và tài liệu đồ vật cần phải đáp ứng như sau:
- Kho vật chứng và tài liệu, đồ vật được thiết kế xây dựng khoa học, an toàn, kiên cố, thuận tiện cho công tác tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật; có phòng trực bảo vệ, tường rào bảo vệ; hệ thống chiếu sáng, hệ thống kiểm soát an ninh, hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy; nội quy, kế hoạch, phương án bảo vệ, phương án phòng cháy, chữa cháy hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Các phòng kho chức năng bảo đảm khô ráo, thoáng khí, đảm bảo môi trường, vệ sinh; được lắp đặt trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật bảo đảm cho công tác bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Lán kho và lán kho bãi phải có nền bê tông chắc chắn, cao ráo, thoát nước, có mái che mưa, nắng.
- Đối với nơi bảo quản vật là phương tiện đường thủy phải có phòng trực bảo vệ; hệ thống chiếu sáng, hệ thống kiểm soát an ninh, hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy; thiết bị neo đậu phương tiện; nội quy hoạt động ra, vào bến, kế hoạch, phương án bảo vệ, phương án phòng cháy, chữa cháy hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố.
06 hành vi bị nghiêm cấm về quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về 06 hành vi bị nghiêm cấm về quản lý kho vật chứng và tài liệu đồ vật cụ thể như sau:
- Xâm phạm, phá hủy cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị bảo đảm an ninh, an toàn kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Nhập kho vật chứng và tài liệu, đồ vật đối với những vật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 142/2024/NĐ-CP.
- Mang vật chứng, tài liệu, đồ vật ra khỏi kho vật chứng, tài liệu, đồ vật mà không được phép của cơ quan, người có thẩm quyền ra lệnh hoặc quyết định nhập, xuất vật chứng, tài liệu, đồ vật và cơ quan, người có thẩm quyền quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, thêm, bớt, sửa đổi, làm mất mát, hư hỏng, hủy hoại, phá hủy niêm phong và có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng vật chứng, tài liệu, đồ vật.
- Sử dụng kho vật chứng và tài liệu, đồ vật vào mục đích khác.
- Người, phương tiện không có nhiệm vụ vào kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Lưu ý: Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Valentine 14 2 là valentine gì? 14 tháng 2 ai nên tặng quà cho ai?
- Người lao động mất khả năng điều khiển hành vi dẫn đến vi phạm kỷ luật lao động thì có bị xử lý kỷ luật lao động không?
- Đã có Nghị định 21/2025/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
- 2006 khi nào đi nghĩa vụ quân sự? Thời gian 2006 nhập ngũ ngày nào năm 2025?
- Tam Nguyên là rằm tháng mấy? Tam nguyên có phải là ngày lễ lớn theo quy định pháp luật không?