Nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo Quy định 145?
- Nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo Quy định 145?
- Việc phân cấp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp được quy định như thế nào?
- Mục đích, yêu cầu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp là gì?
Nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo Quy định 145?
Tại Điều 4 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy định về nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp như sau:
[1] Định hướng nội dung bồi dưỡng
- Kết quả tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về quan điểm, đường lối của Đảng và những kiến thức góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, kinh nghiệm, kỹ năng về khoa học lãnh đạo, quản trị, quản lý; về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách.
- Nội dung mới được ban hành trong các nghị quyết, văn bản của Đảng gắn với đường lối, chủ trương, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở từng cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến; kinh nghiệm xử lý vấn đề phức tạp phát sinh trong công tác lãnh đạo, quản trị, quản lý.
[2] Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cụ thể hóa, định hướng nội dung phù hợp thành các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng tham gia.
Nội dung bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo Quy định 145? (Hình từ Internet)
Việc phân cấp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy định về phân cấp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:
[1] Đối với Nhóm 1 và Nhóm 2
- Ban Tổ chức Trung ương chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm và chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hằng năm; chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định nội dung và đề xuất báo cáo viên.
[2] Đối với Nhóm 3
- Ban Tuyên giáo Trung ương chịu trách nhiệm định hướng về nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phối hợp thẩm định nội dung. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hằng năm.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp, hướng dẫn các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương xây dựng và thẩm định nội dung chuyên đề; giới thiệu báo cáo viên.
- Các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cụ thể hóa việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.
- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
- Lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc cụ thể hóa, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lựa chọn nội dung, chuyên đề và tổ chức triển khai thực hiện bồi dưỡng đối với cán bộ thuộc quyền quản lý.
- Chỉ đạo ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, trường chính trị cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, thẩm định nội dung chương trình bồi dưỡng và tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh phối hợp với trường chính trị cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo có liên quan khác tổ chức thực hiện bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền.
Trong đó,
- Nhóm 1: Lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Nhóm 2: Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Nhóm 3: Cán bộ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.
(Điều 1 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024)
Mục đích, yêu cầu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp là gì?
Tại Điều 2 Quy định 145-QĐ/TW năm 2024 có quy địh về mục đích, yêu cầu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp như sau:
- Mục đích: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm góp phần nâng cao năng lực, tư duy, tầm nhìn, chất lượng, hiệu quả công tác và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Yêu cầu
+ Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng là chế độ bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ và cấp ủy, tổ chức đảng.
+ Việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?