Tiêu chuẩn về năng lực công tác của Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như thế nào?
- Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
- Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn của Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như thế nào?
- Tiêu chuẩn Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương ra sao?
Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương có tiêu chuẩn về năng lực công tác như thế nào?
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương có tiêu chuẩn về năng lực công tác như sau:
2. Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) về năng lực công tác
- Có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, quản lý tiêu biểu trong ban chấp hành.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích, đóng góp trí tuệ vào sự lãnh đạo tập thể của ban thường vụ, tham gia xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, quyết định của ban chấp hành.
- Có năng lực tham mưu, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch do đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ đề ra.
Như vậy, Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau về năng lực công tác:
- Có bản lĩnh chính trị, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, quản lý tiêu biểu trong ban chấp hành.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích, đóng góp trí tuệ vào sự lãnh đạo tập thể của ban thường vụ, tham gia xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, quyết định của ban chấp hành.
- Có năng lực tham mưu, chỉ đạo, sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch do đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ đề ra.
Tiêu chuẩn về năng lực công tác của Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn của Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như thế nào?
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn của Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như sau:
b) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Nhân sự tại các ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương; các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc (nếu có) phải giữ chức vụ cấp trưởng; đã có thời gian tham gia ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương đủ 01 năm trở lên.
- Nhân sự tại cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, phải đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp tương đương trưởng ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương.
Như vậy, Ủy viên ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn như sau:
- Nhân sự tại các ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương; các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc (nếu có) phải giữ chức vụ cấp trưởng; đã có thời gian tham gia ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương đủ 01 năm trở lên.
- Nhân sự tại cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, phải đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp tương đương trưởng ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương.
Tiêu chuẩn Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương ra sao?
Tại Khoản 4 Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định tiêu chuẩn Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương như sau:
- Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác công đoàn ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách.
- Có phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động; có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò là thủ lĩnh phong trào công nhân và hoạt động công đoàn ở địa phương, trong ngành, cơ quan, đơn vị.
b) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách trong cùng hệ thống công đoàn phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng ban và tương đương công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương hoặc chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp tương đương phụ cấp trưởng ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?