Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030?
Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030?
Căn cứ theo Phụ lục 1 Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024, danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 bao gồm:
Lưu ý: danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 trên là danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và sẽ được cập nhật, bổ sung trong thời kỳ quy hoạch.
Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030? (Hình từ Internet)
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hệ thống du lịch đến năm 2025 là gì?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 1, tiết a Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hệ thống du lịch đến năm 2025 đó là:
- Mục tiêu tổng quát: Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về các chỉ tiêu phát triển ngành:
++ Khách du lịch: Năm 2025 phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 - 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 - 5%/năm.
++ Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 - 9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.
++ Nhu cầu buồng lưu trú: Năm 2025 khoảng 1,3 triệu buồng; đến năm 2030 khoảng 2 triệu buồng.
++ Tạo việc làm: Năm 2025 tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.
+ Về văn hóa - xã hội: Du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân.
+ Về môi trường: Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
+ Về an ninh, quốc phòng: Góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Việt Nam định hướng những địa điểm nào trở thành các đô thị trọng điểm phát triển du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045?
Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
[...]
2. Định hướng phát triển sản phẩm
a) Phát triển các dòng sản phẩm chính
- Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
- Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.
- Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.
- Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.
[...]
Như vậy, Việt Nam định hướng những địa điểm sẽ trở thành các đô thị trọng điểm phát triển du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm:
- Sa Pa (Lào Cai).
- Hạ Long (Quảng Ninh).
- Nha Trang (Khánh Hòa).
- Đà Lạt (Lâm Đồng).
- Phan Thiết (Bình Thuận).
- Phú Quốc (Kiên Giang).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?