Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân? Các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm những hoạt động nào?

Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Căn cứ Điều 13 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin như sau:

Điều 13. Giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1. Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Hội đồng nhân dân giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở địa phương; định kỳ hằng năm, xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân trên địa bàn.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát xã hội việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Như vậy, Quốc hội giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân? (Hình từ Internet)

Để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cần phải tuân theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:

- Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

- Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về xử lý vi phạm như sau:

Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Tiếp cận thông tin hiện hành?

Căn cứ Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định cụ thể như sau:

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Tiếp cận thông tin hiện hành gồm:

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

Tiếp cận thông tin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiếp cận thông tin
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Tiếp cận thông tin, khi được cung cấp thông tin, công dân có phải trả phí, lệ phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật Tiếp cận thông tin 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào giám sát tối cao việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Tiếp cận thông tin, thông tin nào phải được công khai rộng rãi?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp cận thông tin là gì? Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận?
Hỏi đáp pháp luật
Các thông tin nào của cơ quan nhà nước thì ai được quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiếp cận thông tin
Nguyễn Thị Hiền
127 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiếp cận thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp cận thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào