Tiếp cận thông tin là gì? Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận?

Xin cho tôi hỏi: Tiếp cận thông tin là gì, có loại thông tin nào mà công dân không được phép tiếp cận theo quy định hay không? (Câu hỏi từ chị Hân - Yên Bái).

Tiếp cận thông tin là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về tiếp cận thông tin như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
2. Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
3. Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
...

Như vậy, tiếp cận thông tin là việc tổ chức, cá nhân đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép và chụp các thông tin, bao gồm các loại tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

Tiếp cận thông tin là gì? Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận?

Tiếp cận thông tin là gì? Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận? (Hình từ Internet)

Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận?

Căn cứ Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin công dân không được phép tiếp cận như sau:

Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận
1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này.
2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Như vậy, công dân không được phép tiếp cận các loại thông tin sau, bao gồm:

- Thông tin thuộc bí mật nhà nước: những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác;

- Thông tin thuộc bí mật công tác;

- Thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước;

- Tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

Lưu ý: Trong trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được phép tiếp cận theo quy định.

Người yêu cầu có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin không?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin như sau:

Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
...

Như vậy, người yêu cầu không bắt buộc phải trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin mà có thể ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.

Trân trọng!

Tiếp cận thông tin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiếp cận thông tin
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp cận thông tin là gì? Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận?
Hỏi đáp pháp luật
Các thông tin nào của cơ quan nhà nước thì ai được quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiếp cận thông tin
Trần Thị Ngọc Huyền
146 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiếp cận thông tin
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào