Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào?
Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Điều 30. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử
1. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
b) Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây:
a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử;
b) Cung cấp mã truy cập một lần;
c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin.
3. Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin.
[...]
Như vậy, theo Luật Tiếp cận thông tin 2016, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử;
- Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định như sau:
Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
2. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
b) Thông tin được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
c) Hình thức cung cấp thông tin;
d) Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin.
3. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Luật này thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
4. Chính phủ quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Theo đó, người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
- Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
Có những biện pháp bảo đảm nào thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?
Theo Điều 33 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định có những biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân như sau:
(1) Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
(2) Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
(3) Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
(4) Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.
(5) Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
(6) Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?