Điều kiện để làm liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy cần đáp ứng là gì?
Điều kiện để làm liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy cần đáp ứng là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy như sau:
Điều 5. Liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy
1. Điều kiện thực hiện:
a) Nhân sự thực hiện liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy phải có chứng nhận hoàn thành tập huấn về liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma tuý do cơ sở có chức năng đào tạo cấp;
b) Có địa điểm đảm bảo tính riêng tư;
c) Có bàn, ghế và tài liệu chuyên môn để thực hiện liệu pháp tâm lý.
2. Các kỹ thuật can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm trong liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Như vậy, điều kiện để làm liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy cần đáp ứng là:
- Nhân sự thực hiện liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy phải có chứng nhận hoàn thành tập huấn về liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma tuý do cơ sở có chức năng đào tạo cấp;
- Có địa điểm đảm bảo tính riêng tư;
- Có bàn, ghế và tài liệu chuyên môn để thực hiện liệu pháp tâm lý.
Lưu ý: Các kỹ thuật can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm trong liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Điều kiện để làm liệu pháp tâm lý cho người sử dụng ma túy cần đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng trong phòng, chống nhiễm vi rút gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng như sau:
Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
c) Bản sao văn bản được phép triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn quản lý;
d) 02 ảnh chân dung cỡ 02 cm x 03 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
[...]
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng phòng, chống nhiễm vi rút gồm những giấy tờ cụ thể:
- Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng;
- Giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
- Bản sao văn bản được phép triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn quản lý;
- 02 ảnh chân dung cỡ 02 cm x 03 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong phòng, chống nhiễm vi rút là gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng như sau:
Điều 12. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng:
a) Tham gia tuyên truyền về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp và được cung cấp thiết bị, dụng cụ trong quá trình làm việc từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí, căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong phòng, chống nhiễm vi rút cụ thể là:
- Tham gia tuyên truyền về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
- Tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp và được cung cấp thiết bị, dụng cụ trong quá trình làm việc từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí, căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?