Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- 06 nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ ngày 22/10/2024?
- Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về chính sách khuyến khích như sau:
Điều 8. Chính sách khuyến khích
1. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất trong các trường hợp:
a) Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia;
b) Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia;
c) Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.
2. Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000 kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực (trừ trường hợp thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương) và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất trong các trường hợp:
- Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia;
- Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia;
- Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW.
Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ? (Hình từ Internet)
06 nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ từ ngày 22/10/2024?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP, thì 06 nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là:
[1] Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
[2] Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
[3] Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
[4] Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
[5] Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
[6] Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp và điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển như sau:
Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền cấp và điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
Sở Công Thương cấp tỉnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển.
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
a) Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Văn bản thống nhất của đơn vị điện lực địa phương.
[...]
Như vậy, Sở Công Thương cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?