Thanh lý rừng trồng là gì? Thanh lý rừng trồng có những hình thức nào?
Thanh lý rừng trồng là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về giải thích thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân là rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thông qua chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là dự án); rừng trồng của các chủ rừng là tổ chức nhà nước được đầu tư bằng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Thanh lý rừng trồng là việc xử lý về tài chính, tài sản đối với rừng trồng bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thanh lý rừng trồng là việc xử lý về tài chính, tài sản đối với rừng trồng bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Thanh lý rừng trồng là gì? Thanh lý rừng trồng có những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Thanh lý rừng trồng có những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về hình thức thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 8. Hình thức thanh lý rừng trồng
1. Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
2. Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
3. Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Như vậy, thanh lý rừng trồng có những hình thức gồm:
- Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
- Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
- Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Hồ sơ thanh lý rừng trồng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 9. Hồ sơ thanh lý rừng trồng
1. Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
d) Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
đ) Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
g) Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
h) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Hồ sơ đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, gồm:
a) Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan trung ương giao nhiệm vụ;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ.
Như vậy, hồ sơ thanh lý rừng trồng gồm những giấy tờ cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
- Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
(2) Hồ sơ đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, gồm:
- Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
- Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?