Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?

Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04? Hướng dẫn ghi Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?

Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?

Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự được quy định tại Mẫu số 21-VDS ban hành Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.

Dưới đây là mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04:

Tải mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04:

Tải về

Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?

Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn ghi Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?

Căn cứ Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn ghi Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04 như sau:

(1) Ghi tên Tòa án mở phiên họp giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(2) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.

(3) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không ghi nội dung này.

(4) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.

(5) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.

(6) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.

Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).

Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).

(7) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.

(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).

(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).

(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).

(11) Ghi họ tên và địa chỉ của người làm chứng (nếu có).

(12) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người phiên dịch (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.

(13) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người giám định (nếu có). Nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ nơi cư trú.

(14) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia vắng mặt tại phiên họp (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên họp) thì Chủ tọa phiên họp phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên họp hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.

(15) Ghi các câu hỏi và trả lời của những người tham gia phiên họp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia phiên họp hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.

(16) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia phiên họp: những vấn đề được ghi trong biên bản phiên họp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể; nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một; người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.

Chứng cứ trong vụ việc dân sự được thu thập từ các nguồn nào?

Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chứng cứ trong vụ việc dân sự được thu thập từ các nguồn sau đây:

- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

- Vật chứng.

- Lời khai của đương sự.

- Lời khai của người làm chứng.

- Kết luận giám định.

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

- Văn bản công chứng, chứng thực.

- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Việc dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Việc dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Biên bản phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự theo Nghị quyết 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự và hướng dẫn cách ghi năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Việc dân sự
Tạ Thị Thanh Thảo
81 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào