02 trường hợp rừng trồng được thanh lý từ 25/10/2024? Nguyên nhân thanh lý rừng trồng là gì?
02 trường hợp rừng trồng được thanh lý từ 25/10/2024?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp rừng trồng được thanh lý như sau:
Điều 7. Các trường hợp rừng trồng được thanh lý
1. Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
2. Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Như vậy, 02 trường hợp rừng trồng được thanh lý từ 25/10/2024 gồm:
(1) Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
(2) Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
02 trường hợp rừng trồng được thanh lý từ 25/10/2024? Nguyên nhân thanh lý rừng trồng là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân thanh lý rừng trồng là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Nguyên nhân thanh lý rừng trồng
1. Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác.
2. Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng.
Theo đó, nguyên nhân thanh lý rừng trồng là:
- Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác.
- Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng.
Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 9. Hồ sơ thanh lý rừng trồng
1. Hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
d) Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
đ) Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
g) Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
h) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Hồ sơ đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư, gồm:
a) Các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương do Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan trung ương giao nhiệm vụ;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ.
Như vậy, hồ sơ đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư, gồm:
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;
- Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?