Hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977?

Hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977? Khi thiết kế Quốc kỳ Việt Nam bằng vải cần phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật gì?

Hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977?

Căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977, thi hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như sau:

[1] Hình dáng và kích thước cơ bản của các cỡ, cỡ phải theo đúng Hình 1, Hình 2 và Bảng

Hình 1

[2] Cờ được thiết kế theo loại hình chữ nhật treo ngang (Hình 1). Trường hợp đặc biệt phải treo dọc cờ thì thiết kế theo Hình 2 nhưng phải đảm bảo đúng quy định ở điều 1.1.

Hình 2

Kích thước tính bằng mm

C

Cạnh dài (a)

Cạnh ngắn

Kích thước từ tâm sao đến đầu một ánh sao

Khoảng cách giữa hai đầu cánh sao gần nhất (I)

Chiều rộng phần lồng cán cờ (b)

1

240

160

48

56

20

2

300

200

60

71

30

3

600

400

120

141

40

4

1200

800

240

282

50

5

1800

1200

360

423

55

6

2400

1600

480

564

60

7

3600

2400

720

846

70

8

4800

3200

960

1129

80

9

7200

4800

1440

1693

100

10

9600

6400

1920

2257

120

Lưu ý:

- Tất cả các kích thước trong bảng, cho phép dung sai 1,5%

- Trong trường hợp đặc biệt, cho phép sản xuất những loại cỡ có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn quy định đã nêu trong bảng, nhưng không được trái với điều 1.1.

- Trường hợp may khoét cờ, kích thước từ tâm sao đến đầu một cánh sao của một mặt cờ cho phép nhỏ hơn so với kích thước đã quy định trong bảng.

[3] Kích thước phần vải để lồng cán cờ, khi may không được tính vào kích thước đã quy định của cờ.

Hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977?

Hình dáng và kích thước cơ bản của Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977? (Hình từ Internet)

Khi thiết kế Quốc kỳ Việt Nam bằng vải cần phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật gì?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2242:1977, thì khi thiết kế Quốc kỳ Việt Nam bằng vải cần phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật sau:

- Chỉ may cờ và sao phải trơn, bền, màu sắc phải đồng nhất và khó phai khi gặp mưa, nắng gió.

- Chỉ may cờ phải cùng màu với vải cờ, chỉ may sao phải cùng màu với vải sao, chỉ phải bền chắc.

- Các đường may cờ và sao phải ngang thẳng và đều đặn. Tất cả các đường may sao, may cờ phải có ít nhất 5 mũi chỉ nổi trên chiều dài 10 mm.

- Hai cạnh dài và một cạnh ngắn của cờ phải may viền gói kín với bề rộng đường viền không lớn hơn 7 m đối với tất cả các cỡ cờ. Tất cả các đường viền và phần vải để lồng cán phải được gấp nằm về một phía mặt cờ.

- Phần vải để lồng cán cờ phải được may liền với một cạnh ngắn của cờ. Chiều rộng của phần vải này, tùy theo cỡ loại, được qui định trong bảng.

- Đường chỉ may phần vải để lồng cán cờ chỗ giáp hai cạnh dài phải may lại mũi 3 lần chồng khít và cắt sát chỉ

- Cờ có sao cả hai mặt: Khi may sao vào cờ, các cạnh của sao phải được gấp vào 5 mm và may sát mí. Phần thân cờ phía trong sao phải được khoét bỏ theo hình sao. Đường cắt cách đường chỉ may sao cho 11 mm; mép vải thân cờ sau khi cắt phải bẻ gấp vào 5 mm và may sát mí.

- Nếu cờ cỡ lớn quá khổ vải thì phải can dọc, đường can phải may cuốn đè hai đường chỉ song song sát mí. Cờ tất cả các cỡ không được có đường can ngang. Trường hợp đặc biệt phải can sao thì can theo Hình 3.

Hình 3

- Sợi vải ngang dọc của vải sao khi may lên thân cờ phải theo đúng sợi vải ngang dọc của vải cờ.

- Cờ may xong, trước khi xuất xưởng phải được kiểm tra chất lượng từng chiếc một theo các chỉ tiêu về màu sắc, kích thước, hình dáng, yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong tiêu chuẩn. Dấu chứng nhận chất lượng, cỡ và ký hiệu cơ sở sản xuất được in hoặc viết vào góc phần vải để lồng cán, bằng loại mực khó phai.

Quốc Kỳ Việt Nam được treo khi nào?

Căn cứ theo Mục 2 Điều lệ về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành năm 1956 quy định như sau:

II. KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
[...]

Như vậy, Quốc Kỳ Việt Nam được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng và được treo ngoài nhà vào những ngày sau:

- Tết Nguyên đán dương lịch,

- Tết Nguyên đán âm lịch,

- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,

- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,

- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,

- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,

- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.

Quốc kỳ được treo hoặc mang đi ở những nơi có tổ chức mít tinh, biểu tình, động viên quần chúng đông đảo làm các công việc tập thể, như: phát động quần chúng cải cách ruộng đất, phát động thi đua sản xuất, đắp đê, làm đường, chống hạn …

Quốc kỳ Việt Nam cùng treo với quốc kỳ các nước khác trong những trường hợp sau đây:

- Khi kỷ niệm Ngày Quốc Khánh một nước bạn hay một nước ngoài thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ của nước đó tại phòng lễ

- Khi đón tiếp Đoàn đại biểu Chính Phủ một nước khác, thì treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nước đó ở nơi đón (nhà ga, bến tàu…) và nơi Đoàn ở.

Ngoài ra, những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tã (bỉm) giấy trẻ em, sử dụng một lần theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584 : 2014 về Tã (bỉm) trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích và nguyên tắc về triệu hồi sản phẩm tiêu dùng - hướng dẫn người cung ứng là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10579:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích chính của TCVN 10532:2014 quy định phép thử độ ổn định ngang đối với tổ hợp ôtô con và rơ mooc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với tài liệu cơ bản phục vụ lập quy trình vận hành hồ chứa nước là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13998:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà vệ sinh công cộng cố định được bố trí tại các địa điểm nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13982:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng phải bảo đảm yêu cầu gì theo TCVN 13608:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp lấy mẫu cacbon dioxit trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6100:1996?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Tuấn Kiệt
140 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào