Quy định về lễ tang được tổ chức tại địa điểm công cộng được thực hiện theo Thông tư 04?
Quy định về lễ tang được tổ chức tại địa điểm công cộng được thực hiện theo Thông tư 04?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 30/2018/TT-BVHTTDL quy định về lễ tang được tổ chức tại địa điểm công cộng được thực hiện cụ thể như sau:
- Lễ tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời;
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ tang chu đáo; vận động gia đình có người từ trần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang;
- Việc quàn ướp thi hài thực hiện theo quy địnhcủa Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.
- Việc mặc tang phục và treo cờ tang trong lễ tang thực hiện theo truyền thống của địa phương, dân tộc và tôn giáo; chỉ treo cờ tang tại địa điểm tổ chức lễ tang;
- Không cử nhạc tang trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2351/1998/QĐ-BKHCNMT năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
Trường hợp người qua đời theo một tôn giáo hoặc là đồng bào dân tộc thiểu số, trong lễ tang được sử dụng nhạc tang của tôn giáo hoặc của dân tộc thiểu số đó; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang;
- Cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang;
- Người qua đời phải được chôn cất trong nghĩa trang; trường hợp chưa xây dựng được nghĩa trang, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân tổ chức chôn cất phù hợp với quy hoạch quỹ đất của địa phương;
- Nghiêm cấm lợi dụng việc tang để hành nghề mê tín dị đoan dưới mọi hình thức; nghiêm cấm lợi dụng việc tang để cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.
Quy định về lễ tang được tổ chức tại địa điểm công cộng được thực hiện theo Thông tư 04? (Hình từ Internet)
Thời gian quy định về bảo quản thi thể trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong quàn thi thể như sau:
Điều 4. Vệ sinh trong quàn thi thể
1. Thời gian quàn thi thể không quá 48 giờ kể từ khi chết trong điều kiện không có bảo quản lạnh.
2. Thời gian quàn thi thể không quá 07 ngày kể từ khi chết trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống.
3. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn thời gian quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10oC trở xuống.
4. Trường hợp có nhiều người chết do thiên tai, thảm họa, thời gian quàn thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định.
Như vậy, thời gian quy định về bảo quản thi thể được quy định cụ thể là:
(1) Thời gian quàn thi thể không quá 48 giờ kể từ khi chết trong điều kiện không có bảo quản lạnh.
(2) Thời gian quàn thi thể không quá 07 ngày kể từ khi chết trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống.
(3) Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn thời gian quy định tại (1) và (2) thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10oC trở xuống.
Lưu ý: Trường hợp có nhiều người chết do thiên tai, thảm họa, thời gian quàn thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định.
Vệ sinh trong hoạt động cải táng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về vệ sinh trong hoạt động cải táng như sau:
Điều 9. Vệ sinh trong hoạt động cải táng
1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Như vậy, vệ sinh trong hoạt động cải táng được thực hiện như sau:
- Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
- Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
- Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
- Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?