Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là bao nhiêu?
Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Theo đó, mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mức phạt tiền tối đa khi bị xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hành vi vi phạm về chứng từ kế toán là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể mà mức xử phạt hành vi vi phạm về chứng từ kế toán sẽ áp dụng theo các mức dưới đây:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
+ Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.
+ Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu.
+ Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
+ Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán.
+ Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
+ Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền.
+ Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký.
+ Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ.
+ Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định.
+ Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
+ Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả dưới đây:
- Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
- Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chứng từ kế toán phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán bắt buộc phải có những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?