Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
[...]
13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:
a) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
b) Khu vực đang bị nhiễm xạ;
c) Khu vực bị nhiễm độc;
d) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
14. Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.
15. Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
16. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
17. Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
- Khu vực đang bị nhiễm xạ;
- Khu vực bị nhiễm độc;
- Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Khu vực nào là khu vực bị cấm khi đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 42. Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
[...]
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các trường hợp sau: ở khu vực bị cấm; công việc bị cấm; vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm sức khỏe của người lao động hoặc cộng đồng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không được nước tiếp nhận lao động cho phép;
c) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phân biệt đối xử đối với người lao động hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
[...]
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực bị cấm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Những công việc nào bị nghiêm cấm khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, thì những công việc bị nghiêm cấm khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm:
- Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
- Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
- Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
- Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
- Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
- Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
- Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?