Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng?
- Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng?
- Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có được từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định không?
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng?
Ngày 22/10/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Cụ thể, theo Phần 1 Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 984/QĐ-BXD năm 2024, danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng gồm:
Xem chi tiết danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng:
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc quản lý của Bộ Xây dựng? (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có được từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 32 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;
b) Từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi không bảo đảm điều kiện an toàn khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định.
3. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ kiểm định trong phạm vi, đối tượng được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định;
b) Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định;
[...]
Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định trong trường hợp không bảo đảm điều kiện an toàn khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư.
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ theo Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động đó là:
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?