Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào? Tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh nào?
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào?
Tại Mục 1 Nghị quyết 54/NQ-HĐND năm 2023 tỉnh Bình Thuận quy định như sau:
I. Phạm vi, ranh giới quy hoạch
Phạm vi lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận bao gồm toàn bộ tỉnh Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 7.943,93 km2 và diện tích vùng biển đưa vào nghiên cứu quy hoạch là 20.288 km2, bao gồm mặt biển, cột nước biển từ mặt biển đến đáy biển, trên mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc nội thủy và vùng biển tỉnh được giao quản lý; trên phạm vi 10 đơn vị hành chính: 01 Thành phố (Phan Thiết); 01 Thị xã (La Gi) và 07 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân) và 01 huyện đảo (Phú Quý).
II. Quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển và các đột phá phát triển
1. Quan điểm phát triển
(1). Phát triển nhanh và bền vững dựa trên cơ sở đổi mới sáng tạo làm chủ công nghệ, chuyển đổi số và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường.
(2). Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; hướng tới nâng cao phất lượng đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.
[...]
Như vậy, Đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.
Đảo Phú Quý, hay còn gọi là Cù Lao Thu, là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận cách trung tâm Thành phố Phan Thiết khoảng 120km. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu trong lành và những bãi biển tuyệt đẹp.
Trên đây là câu trả lời cho "Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào?"
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào? Tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 có tổng cộng bao nhiêu đô thị?
Tại Mục 4 Điều 1 Quyết định 1701/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ về quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung sau:
[...]
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, TỔ CHỨC LÃNH THỔ KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ CÁC KHU CHỨC NĂNG
1. Phương án quy hoạch hệ thống đô thị
a) Hệ thống đô thị
Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có 16 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết, 01 đô thị loại III (thành phố La Gi), 03 đô thị loại IV (Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu), 11 đô thị loại V (Vĩnh Tân, Chợ Lầu, Lương Sơn, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Tân Minh, Sơn Mỹ, Lạc Tánh, Đức Tài, Phú Quý).
b) Định hướng phát triển thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi:
- Thành phố Phan Thiết là đô thị loại II (trong kỳ quy hoạch, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí theo quy định hiện hành thì nâng cấp thành đô thị loại I sớm hơn so với mục tiêu, định hướng của Quy hoạch tỉnh đã đề ra). Thành phố Phan Thiết phát triển trên cơ sở mở rộng không gian về phía Bắc trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và phía Tây trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, bao gồm hình thành khu đô thị sân bay Phan Thiết.
Thành phố Phan Thiết là đô thị trung tâm của Tỉnh, của vùng duyên hải Nam Trung Bộ; là đầu mối giao thông liên kết liên vùng huyện, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thương mại, công nghiệp, khai thác và chế biến hải sản của Tỉnh; trung tâm du lịch và dịch vụ cấp quốc gia và quốc tế; là vùng đô thị động lực, trung tâm giao lưu, kết nối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.
- Thị xã La Gi: Là đô thị loại III trực thuộc tỉnh (trong kỳ quy hoạch, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí theo quy định hiện hành thì thực hiện nâng cấp thành đô thị loại II theo quy định hiện hành)
Như vậy, quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 sẽ có 16 đô thị, trong đó có:
- 01 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết, 01 đô thị loại III (thành phố La Gi)
- 03 đô thị loại IV (Phan Rí Cửa, Liên Hương, Võ Xu)
- 11 đô thị loại V (Vĩnh Tân, Chợ Lầu, Lương Sơn, Ma Lâm, Thuận Nam, Tân Nghĩa, Tân Minh, Sơn Mỹ, Lạc Tánh, Đức Tài, Phú Quý).
Tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh nào?
Tại Mục 1 Điều 1 Quyết định 1701/QĐ-TTg năm 2023 có quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
1. Phần lãnh thổ đất liền
Phạm vi lập quy hoạch đối với phần lãnh thổ đất liền bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Bình Thuận, quy mô 7.943,93 km2, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Đông Bắc: giáp tỉnh Ninh Thuận;
- Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Phía Đông và Nam: giáp Biển Đông.
Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý: từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Đông; từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc.
2. Phần không gian biển: Được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Như vậy, tỉnh Bình Thuận giáp với các tỉnh là:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Đông Bắc: giáp tỉnh Ninh Thuận;
- Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Nai;
- Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Phía Đông và Nam: giáp Biển Đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Địa giới hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?