Trình tự, thủ tục bầu Ban Bí thư trong Đảng theo Quyết định 190-QĐ/TW mới nhất?
Trình tự, thủ tục bầu Ban Bí thư trong Đảng theo Quyết định 190-QĐ/TW mới nhất?
Căn cứ Điều 25 Quy chế bầu cử ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 25. Bầu Ban Bí thư
1. Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
2. Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
3. Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
4. Tiến hành ứng cử, đề cử.
5. Họp tổ để thảo luận.
6. Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7. Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
8. Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Như vậy, trình tự, thủ tục bầu Ban Bí thư trong Đảng theo Quyết định 190 mới nhất như sau:
Bước 1: Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
Bước 2: Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
Bước 3: Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
Bước 4: Tiến hành ứng cử, đề cử.
Bước 5: Họp tổ để thảo luận.
Bước 6: Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
Bước 7: Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
Bước 8: Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Trình tự, thủ tục bầu Ban Bí thư trong Đảng theo Quyết định 190-QĐ/TW mới nhất? (Hình từ Internet)
Số lượng Ủy viên Ban bí thư do cơ quan nào quyết định?
Tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.
Như vậy, số lượng Uỷ viên Ban Bí thư sẽ do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Ai có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật đối với Uỷ viên Ban Bí thư?
Tại khoản 3 Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 36.
Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
[....]
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
[....]
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Như vậy, Ban Chấp hành Trung ương có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật đối với Uỷ viên Ban Bí thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?