Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài như thế nào?

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thì hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

- Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

- Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

- Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:

+ Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

+ Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Lưu ý, Tài liệu quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Chi nhánh là người nước ngoài) khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2016/NĐ-CP phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thì trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài như sau:

Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Bước 3:

Trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP và trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh như sau:

Điều 14. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:
1. Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.
[...]

Như vậy, cơ quan cấp Giấy phép không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong những trường hợp sau:

[1] Không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

[2] Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

[3] Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

[4] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thương nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài có được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu cho DNNN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân không công khai thông tin khuyến mại bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có cần giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán nước mía có phải xin giấy phép không? Bán nước mía có phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thù lao của bên đại diện cho thương nhân được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nhân thực hiện phân phối xăng dầu có được thuê 02 đơn vị cung cấp phương tiện vận tải xăng dầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại diện cho thương nhân là gì? Mẫu hợp đồng đại diện cho thương nhân mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương nhân
Nguyễn Tuấn Kiệt
125 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tất tần tật các văn bản về Nhượng quyền thương mại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào