Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có cần giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu hay không?
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có cần giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu hay không?
Tại khoản 7 Điều 7 Thông tư 38/2014/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1, khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BCT có quy định về thương nhân kinh doanh xuất khấu, nhập khẩu xăng dầu như sau:
Điều 7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm:
...
7. Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp.
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, bao gồm:
a) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khác và bán xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp;
b) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu;
c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
d) Ký hợp đồng giao đại lý.
Như vậy, công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu.
Do đó, công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không cần phải có giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu.
Công ty con của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có cần giấy phép kinh doanh xăng dầu khi ký hợp đồng mua bán xăng dầu hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là gì?
Tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP có quy định về thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Thương nhân đầu mối bao gồm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm) hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
Doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu được quyền xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm để bảo đảm cân đối nguồn xăng dầu cung cấp cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu là thương nhân thực hiện quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
Như vậy, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu là thương nhân
- Mua xăng dầu trực tiếp từ nhà máy sản xuất, pha chế xăng dầu (hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy trong trường hợp nhà máy sản xuất không trực tiếp bán xăng dầu thành phẩm)
- Hoặc nhập khẩu xăng dầu để cung ứng xăng dầu cho hệ thống của mình, bán cho thương nhân kinh doanh xăng dầu khác và xuất khẩu xăng dầu.
Có phải chỉ có thương nhân đầu mối mới được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu không?
Tại Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP có quy định về xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu như sau:
Điều 35. Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
...
Như vậy, việc xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu chỉ thương nhân đầu mối mới được thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?