Không phải thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức khi xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Không phải thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức khi xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:
Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Không thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định này;
b) Xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này hoặc đã tổ chức kiểm điểm theo quy định của pháp luật và cá nhân đã nhận trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
3. Không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này đối với trường hợp:
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
b) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
c) Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này.
Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Theo đó, không phải thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức khi xử lý kỷ luật trong trường hợp sau:
- Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất cụ thể hình thức kỷ luật theo quy định;
- Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
- Đã có quyết định xử lý kỷ luật về đảng, trừ trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
Các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 32 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm (nếu có) mà không phải điều tra, xác minh lại.
Không phải thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức khi xử lý kỷ luật trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng kỷ luật viên chức làm việc theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật viên chức như sau:
Điều 34. Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 31 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
[...]
Như vậy, Hội đồng kỷ luật viên chức làm việc theo nguyên tắc sau:
- Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
- Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
- Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
- Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Điều 4. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Theo đó, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật trong trường hợp sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008.
- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?