Mẫu bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân chi tiết nhất?
Đối tượng nào làm kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân?
Căn cứ Điều 5 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định đối tượng kiểm điểm:
Điều 5. Đối tượng kiểm điểm
1. Tập thể
1.1. Các cấp ủy, tổ chức đảng:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện; ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương (bao gồm cả ban thường vụ cấp ủy cơ sở được giao quyền hoặc thí điểm giao quyền cấp trên cơ sở) và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
c) Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
[...]
Như vậy, đối tượng làm kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân bao gồm:
[1] Tập thể
- Các cấp ủy, tổ chức đảng bao gồm:
+ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
+ Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương
+ Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện
+ Ban thường vụ đảng ủy cấp trên cơ sở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương và ban thường vụ cấp ủy ở cơ sở (nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm ban chấp hành).
+ Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương và địa phương.
- Tập thể lãnh đạo, quản lý bao gồm:
+ Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương
+ Tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội
+ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
+ Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
+ Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
+ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Tập thể thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực các Ủy ban của Quốc hội, tập thể lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Tập thể lãnh đạo, quản lý các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đơn vị trực thuộc
+ Tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (do cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương hướng dẫn theo thẩm quyền).
[2] Cá nhân
- Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng).
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Mẫu bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân chi tiết nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân chi tiết nhất?
Bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân là một loại tài liệu được sử dụng trong các tổ chức, đặc biệt là trong các tổ chức chính trị, cơ quan nhà nước, trường học hoặc doanh nghiệp.
Bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân là hình thức tự nhận xét, đánh giá lại bản thân về những điểm mạnh, điểm yếu, sai sót hay thiếu sót trong quá trình công tác, học tập hoặc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự phê bình, góp ý từ phía người khác nhằm giúp cá nhân cải thiện và phát triển.
Dưới đây là mẫu bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân như sau:
Tải về Mẫu bản kiểm điểm tự phê bình và phê bình cá nhân
Tiêu chí xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống Chính trị là gì?
Căn cứ Điều 12 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 quy định tiêu chí xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống Chính trị như sau:
- Là tập thể, cá nhân có nhiều thành tích nổi bật
- Là điển hình để tập thể, cá nhân khác học tập, noi theo; các tiêu chí đánh giá đều đạt "Tốt" trở lên
- Trong đó những tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (đối với tập thể), kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong năm (đối với cá nhân) đều được đánh giá đạt "Xuất sắc" bằng sản phẩm cụ thể.
- Đối với tập thể: Không có tổ chức trực thuộc hoặc thành viên của tập thể lãnh đạo, quản lý bị kỷ luật.
- Đối với cá nhân: Hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
+ Ngoài các tiêu chuẩn chung, phải thực sự gương mẫu về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong lề lối, phương pháp làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật
+ Địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận, lĩnh vực mà mình trực tiếp phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 50% chỉ tiêu (nhiệm vụ) cơ bản hoàn thành vượt mức
+ 100% cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo, quản lý trực tiếp được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có ít nhất 70% số đơn vị xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng tập thể, cá nhân được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" không vượt quá 20% số được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" theo từng nhóm đối tượng có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ tương đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?