Đề án Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030?

Đề án Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030?

Đề án Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030?

Ngày 18/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1220/QĐ-TTg năm 2024 Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030.

Cụ thể theo Mục 1 Quyết định 1220/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ các mục tiêu thực hiện Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030 như sau:

- Mục tiêu chung:

Nâng cao, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc từ trung ương đến địa phương trong giai đoạn 2025-2030.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Xây dựng và biên soạn các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

+ Đến năm 2030, 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.

+ Đến năm 2030, 100% các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được đẩy mạnh hoạt động về chuyển đổi số; hiện đại hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/21102024/chinh-sach-dan-toc.jpg

Đề án Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030? (Hình từ Internet)

Các mấy nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, có 04 nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc đó là:

- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Học sinh là người dân tộc thiểu số có được miễn học phí không?

Căn cứ theo khoản 15 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 15. Đối tượng được miễn học phí
[...]
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
[...]

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (sau đây gọi là dân tộc thiểu số rất ít người).
2. Các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Như vậy, học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người thuộc các dân tộc Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ thì thuộc diện được miễn học phí.

Chính sách dân tộc
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chính sách dân tộc
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính sách dân tộc
Nguyễn Thị Kim Linh
1,366 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào