Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày hội quốc phòng toàn dân?
Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày hội quốc phòng toàn dân?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
[...]
Theo đó, ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày 22 tháng 12 hằng năm.
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày hội quốc phòng toàn dân? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 có quy định tiêu chuẩn chung của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Ngoài ra, tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Quần áo dự lễ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định quần áo dự lễ của nam sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Quần, áo khoác
+ Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; thân trước có 04 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
- Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, cổ đứng, màu trắng.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 82/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 22/2024/NĐ-CP quy định quần áo dự lễ của nữ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
- Quần, áo khoác
+ Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V; phía dưới thân trước có 02 túi chìm, nắp túi cài cúc; thân sau có sống sau xẻ dưới; vai áo có dây vai đeo cấp hiệu; phía trên tay áo bên trái gắn lô gô; phía dưới hai bên tay áo có viền bác tay (cấp tướng hình cành tùng; cấp tá, cấp úy hình bông lúa).
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi dọc, cửa quần mở suốt kéo khóa phéc-mơ-tuya.
+ Màu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không - Không quân màu xanh đậm; Hải quân màu trắng.
- Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, dài tay, chiết eo, cổ đứng, màu trắng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?