Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền?

Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền?

Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền?

Ngày 18/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1219/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng, an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền Tại đây.

Theo đó, mục tiêu cụ thể thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền được chia thành 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

[1] Giai đoạn 1 (từ năm 2025 đến năm 2027)

- Hỗ trợ biên soạn, xuất bản tài liệu thông tin, tuyên truyền bảo đảm cho các tổ đội công tác của các đồn biên phòng, công an cấp xã, các đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới; bảo đảm cung cấp tài liệu cho ít nhất 40% lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, ưu tiên lực lượng ở các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng an ninh.

- Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho ít nhất 40% lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; ưu tiên các tổ, đội công tác của các đơn vị quân đội, công an, báo cáo viên, tuyên truyền viên các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng an ninh.

- Hỗ trợ duy trì, nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền đã và đang được tiến hành ở cơ sở; ưu tiên hỗ trợ các hoạt động thông tin, tuyên truyền của các đồn biên phòng, công an cấp xã, các đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới và các xã trọng điểm về quốc phòng an ninh.

- Hỗ trợ trang bị, phương tiện phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền của các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng trực tiếp thông tin, tuyên truyền ở cơ sở tại các tỉnh địa bàn biên giới đất liền; trong đó, bảo đảm hỗ trợ ít nhất 70% các đồn biên phòng, công an cấp xã, đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng an ninh.

[2] Giai đoạn 2 (từ năm 2028 đến năm 2030)

- Tiếp tục hỗ trợ biên soạn, xuất bản tài liệu thông tin, tuyên truyền bảo đảm đầy đủ cho các tổ đội công tác của các đồn biên phòng, công an cấp xã, các đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới; bảo đảm tăng thêm 50% lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, ưu tiên lực lượng ở các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

- Tiếp tục hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền, bảo đảm tăng thêm 50% lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; ưu tiên các tổ, đội công tác của các đơn vị quân đội, công an và lực lượng ở các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

- Tiếp tục hỗ trợ duy trì, nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở cơ sở; ưu tiên hỗ trợ các hoạt động thông tin, tuyên truyền của các đồn biến phòng, công an cấp xã, các đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới và các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

- Tiếp tục hỗ trợ trang bị, phương tiện phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền cho các đơn vị quân đội, công an và các lực lượng trực tiếp thông tin, tuyên truyền ở cơ sở tại các tỉnh địa bàn biên giới đất liền; bảo đảm tăng thêm 25% các đồn biên phòng, công an cấp xã, đơn vị quân đội đóng quân, làm nhiệm vụ ở các xã, huyện biên giới, các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19102024/quoc-phong-an-ninh.jpg

Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền? (Hình từ Internet)

Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Quốc phòng 2018, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng đó là:

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.

- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Ai có quyền ra lệnh Tổng động viên?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:

Điều 19. Tổng động viên, động viên cục bộ
1. Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.

Theo quy định này, Chủ tịch nước sẽ có thẩm quyền ra lệnh Tổng động viên căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

An ninh quốc phòng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An ninh quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày hội quốc phòng toàn dân là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày hội quốc phòng toàn dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án hỗ trợ thông tin và tuyên truyền về quốc phòng an ninh, dân tộc và chính sách dân tộc thuộc các tỉnh địa bàn biên giới đất liền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng 4 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khu vực phòng thủ là gì? Khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội là bộ phận gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh gồm những cơ sở nào? Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí duy tu, bảo dưỡng máy móc của doanh nghiệp khi sản xuất các sản phẩm an ninh quốc phòng lấy từ nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc kiểm soát phương tiện quốc phòng, an ninh được phép xuất nhập cảnh tham gia tập trận, diễn tập quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh quốc phòng
Nguyễn Thị Kim Linh
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào