Trọn bộ Đáp án Tuần 6 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Trọn bộ Đáp án Tuần 6 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Ngày 12/8/2024, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành Kế hoạch 220/KH-UBATGTQG năm 2024 Tổ chức Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024.
Cuộc thi nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho mọi người dân; góp phần xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.
Từ ngày 16/9/2024 đến ngày 11/11/2024, tương ứng 08 tuần thi. Cụ thể, bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 9 giờ 00 ngày thứ Hai của tuần tiếp theo.
Đối tượng dự thi là Công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi đều có quyền dự thi.
* Lưu ý: Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi không được dự thi.
Có thể tham khảo Trọn bộ Đáp án Tuần 6 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 dưới đây:
1. Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15, người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông và người liên quan đến vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?
Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
Tất cả các trách nhiệm trên.
2. Theo Luật Đường bộ số 35/2024/QH15, việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm quy định nào?
Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ.
Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật.
Tất cả các quy định trên.
3. Người lái xe mô tô xử lý như thế nào khi cho xe mô tô phía sau vượt?
Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Lái xe vào lề đường bên trái và giảm tốc độ để xe phía sau vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Nếu đủ điều kiện an toàn, người lái xe phải tăng tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua.
4. Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
Biển 1.
Biển 1 và 2.
Biển 2 và 3.
Cả ba biển.
5. Theo tín hiệu đèn, xe nào được quyền đi là đúng quy tắc giao thông?
Xe khách, mô tô.
Xe con, xe tải.
Xe tải, mô tô.
Lưu ý: Trọn bộ Đáp án Tuần 6 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.
Trọn bộ Đáp án Tuần 6 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào?
Tại khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
[...]
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
- Bên trái đường một chiều;
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
- Trên cầu, gầm cầu vượt;
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
- Nơi dừng của xe buýt;
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ như sau:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
[...]
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
[...]
Theo đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?