Thuế là gì? Vai trò của thuế là gì? Quyền của người nộp thuế như thế nào?

Thuế là gì? Vai trò của thuế là gì? Ví dụ về vai trò của thuế? Quyền của người nộp thuế như thế nào? Trách nhiệm của người nộp thuế được quy định như thế nào?

Thuế là gì? Vai trò của thuế là gì? Ví dụ về vai trò của thuế?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

* Thuế có các vai trò:

- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

- Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

* Ví dụ về vai trò của thuế:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Thuế được sử dụng để xây dựng đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học, ... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Nguồn chi các dịch vụ công: Thuế là nguồn thu chính để nhà nước chi cho các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và an ninh.

- Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội: Thuế giúp tài trợ cho các chương trình hỗ trợ người nghèo, người già, người khuyết tật, ...

- Điều tiết kinh tế: Thuế có thể được sử dụng để điều chỉnh hành vi kinh tế. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng không tốt cho sức khỏe (như thuốc lá, rượu) nhằm giảm tiêu thụ.

- Giảm bất bình đẳng: Hệ thống thuế lũy tiến (thuế cao hơn đối với người có thu nhập cao hơn) có thể giúp phân phối lại thu nhập, từ đó giảm khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.

- Khuyến khích đầu tư: Các chính sách thuế ưu đãi có thể khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cụ thể.

...

Thuế là gì? Vai trò của thuế là gì? Quyền của người nộp thuế như thế nào?

Thuế là gì? Vai trò của thuế là gì? Quyền của người nộp thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền của người nộp thuế như thế nào?

Theo Điều 16 Luật Quản lý thuế 2019 quy định quyền của người nộp thuế như sau:

(1) Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

(2) Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

(3) Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

(4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

(5) Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

(6) Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.

(7) Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.

(8) Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

(9) Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

(10) Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

(11) Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

(12) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

(13) Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.

(14) Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Trách nhiệm của người nộp thuế được quy định như thế nào?

Theo Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế như sau:

(1) Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

(2) Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

(3) Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

(4) Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

(5) Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

(6) Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

(7) Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

(8) Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

(9) Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

(10) Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

(11) Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.

(12) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.

(13) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Quản lý thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản trong hồ sơ miễn giảm thuế theo Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
09 nhóm doanh nghiệp Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo thuế năm 2025 chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế có hiệu lực trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục thuế TP HCM lưu ý khi tính thuế, phí theo Bảng giá đất mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý thuế
Tạ Thị Thanh Thảo
1,290 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào