Nhập khẩu điện gió từ Lào với giá 6,4 UScent/kWh áp dụng từ 31/12/2025?
Nhập khẩu điện gió từ Lào với giá 6,4 UScent/kWh áp dụng từ 31/12/2025?
Ngày 8/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2647/QĐ-BCT phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Tại Điều 1 Quyết định 2647/QĐ-BCT năm 2024 quy định về ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 cụ thể như sau:
Điều 1. Ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025
Khung giá mua điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam đối với loại hình nhà máy thủy điện và nhà máy điện gió vận hành thương mại từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 như sau:
- Mức giá tối đa đối với loại hình nhà máy thủy điện: 6,78 USCent/kWh;
- Mức giá tối đa đối với loại hình nhà máy điện gió: 6,4 USCent/kWh.
- Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam áp dụng đối với các nhà máy điện vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Theo đó, khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho giai đoạn từ 31/12/2025 sẽ áp dụng cho loại hình nhà máy thủy điện và nhà máy điện gió.
Như vậy, theo quy định, mức giá tối đa với loại hình nhà máy thủy điện là 6,78 UScent/kWh; loại hình nhà máy điện gió từ Lào với mức giá tối đa là 6,4 UScent/kWh.
* Trên đây là Nhập khẩu điện gió từ Lào với giá 6,4 UScent/kWh áp dụng từ 31/12/2025
Nhập khẩu điện gió từ Lào với giá 6,4 UScent/kWh áp dụng từ 31/12/2025? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý sử dụng đất trong khu vực công trình điện gió cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 02/2019/TT-BCT có quy định cụ thể như sau:
Điều 13. Quản lý sử dụng đất trong khu vực công trình điện gió
1. Đất sử dụng có thời hạn của dự án điện gió phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không chồng lấn với các quy hoạch khác đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
2. Ưu tiên phát triển công trình điện gió ở các vị trí đất khô cằn, sỏi đá, ít có giá trị nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân cư thưa thớt hoặc không có người sinh sống.
3. Sau khi công trình điện gió đi vào vận hành, chủ đầu tư phải phục hồi nguyên trạng diện tích chiếm dụng tạm thời và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.
4. UBND tỉnh có thể cho phép sử dụng đất tại khu vực dự án điện gió cho các mục đích phù hợp (trồng trọt, canh tác nhỏ) và phải đảm bảo an toàn cho việc vận hành các công trình điện gió.
Như vậy, quy định về quản lý sử dụng đất trong khu vực công trình điện gió như sau:
- Đất sử dụng có thời hạn của dự án điện gió phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không chồng lấn với các quy hoạch khác đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
- Ưu tiên phát triển công trình điện gió ở các vị trí đất khô cằn, sỏi đá, ít có giá trị nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân cư thưa thớt hoặc không có người sinh sống.
- Sau khi công trình điện gió đi vào vận hành, chủ đầu tư phải phục hồi nguyên trạng diện tích chiếm dụng tạm thời và bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý.
- UBND tỉnh có thể cho phép sử dụng đất tại khu vực dự án điện gió cho các mục đích phù hợp (trồng trọt, canh tác nhỏ) và phải đảm bảo an toàn cho việc vận hành các công trình điện gió.
Hồ sơ đề nghị ký kết hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió gồm những gì?
Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 02/2019/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục ký kết Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió như sau:
Điều 16. Trình tự, thủ tục ký kết Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió
[....]
2. Hồ sơ đề nghị ký kết hợp đồng mua bán điện
a) Công văn đề nghị ký kết hợp đồng mua bán điện của Bên bán điện;
b) Văn bản pháp lý của dự án, bao gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về quy hoạch nguồn và lưới điện; Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
c) Dự thảo Hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thỏa thuận đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia kèm theo phương án đấu nối của nhà máy điện; Thỏa thuận SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ; Thỏa thuận hệ thống rơ le bảo vệ và tự động;
đ) Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tử dùng trong nhà máy điện.
Theo đó, hồ sơ đề nghị ký kết hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió gồm:
- Công văn đề nghị ký kết hợp đồng mua bán điện của Bên bán điện;
- Văn bản pháp lý của dự án, bao gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về quy hoạch nguồn và lưới điện; Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
- Dự thảo Hợp đồng mua bán điện theo mẫu quy định;
- Thỏa thuận đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia kèm theo phương án đấu nối của nhà máy điện; Thỏa thuận SCADA/EMS và hệ thống thông tin điều độ; Thỏa thuận hệ thống rơ le bảo vệ và tự động;
- Tài liệu tính toán tổn thất công suất và điện năng của máy biến áp, đường dây truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đấu nối với hệ thống điện quốc gia và tài liệu tính toán điện tử dùng trong nhà máy điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng Chạp năm 2024 - tháng Giêng năm 2025: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất cả năm?
- Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?
- Vietinbank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Vietinbank ở đâu?
- Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự?
- Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở trong Quân đội từ 26/12/2024?