Chọn "Nộp trực tuyến". Về việc đăng ký quyền tác giả, có thể tham khảo các bước hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online trên Cổng dịch vụ công: Bước 1: Truy cập vào đường link sau để đăng ký quyền tác giả online: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.005160&id_bo_nganh=5119 Bước 2: Chọn "Đồng ý" => Chọn "Nộp trực tuyến""> Chọn "Nộp trực tuyến". Về việc đăng ký quyền tác giả, có thể tham khảo các bước hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online trên Cổng dịch vụ công: Bước 1: Truy cập vào đường link sau để đăng ký quyền tác giả online: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.005160&id_bo_nganh=5119 Bước 2: Chọn "Đồng ý" => Chọn "Nộp trực tuyến"">

Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào?

Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào? Xâm phạm quyền nhân thân có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả không?

Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Về việc đăng ký quyền tác giả, có thể tham khảo các bước hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online trên Cổng dịch vụ công:

Bước 1: Truy cập vào đường link sau để đăng ký quyền tác giả online:

https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.005160&id_bo_nganh=5119

Bước 2: Chọn "Đồng ý" => Chọn "Nộp trực tuyến"

Bước 3: Đăng nhập tài khoản

Bước 4: Nhập thông tin cần thiết

- Thông tin người đứng tên hồ sơ

- Địa chỉ đăng ký

- Loại hình tác phẩm

.....


Bước 5: Gửi hồ sơ

Xâm phạm quyền nhân thân có phải là hành vi xâm phạm quyền tác giả không?

Tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

Như vậy, xâm phạm quyền nhân thân là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Lưu ý: Quyền nhân thân bao gồm:

- Đặt tên cho tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào?

Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền tài sản đối với tác phẩm bao gồm những gì?

Tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định quyền tài sản đối với tác phẩm gồm:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

Quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mới nhất hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký quyền tác giả online hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nếu có thêm cơ hội liệu rằng sẽ tốt hơn ... thuộc bài hát nào? Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sáng tác như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Lương Thị Tâm Như
56 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào