Chi tiết Bảng giá vé tháng, lượt xe buýt có trợ giá ở Hà Nội áp dụng từ 1/11/2024?
Chi tiết Bảng giá vé tháng, lượt xe buýt có trợ giá ở Hà Nội áp dụng từ 1/11/2024?
Ngày 09/10/2024, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 5290/QĐ-UBND về Giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Theo đó, tại Phụ lục Giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 quy định chi tiết Bảng giá vé tháng xe buýt, bảng giá vé lượt xe buýt có trợ giá ở Hà Nội áp dụng từ 1/11/2024 như sau:
1. Bảng giá vé tháng xe buýt
2. Bảng giá vé lượt xe buýt:
Trong đó: Miễn tiền vé cho các đối tượng ưu tiên: người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Ghi chú: Giá vé tháng, vé lượt nêu trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi xe; áp dụng cho tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá và các khoản chi phí trung gian thanh toán (nếu có).
* Trên đây là Chi tiết Bảng giá vé tháng, lượt xe buýt có trợ giá ở Hà Nội áp dụng từ 1/11/2024
Chi tiết Bảng giá vé tháng, lượt xe buýt có trợ giá ở Hà Nội áp dụng từ 1/11/2024? (Hình từ Internet)
Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin gì?
Tại điểm b khoản 4 Điều 30 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT một số điểm bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 18/2024/TT-BGTVT và được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định cụ thể như sau:
Điều 30. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt, Lệnh vận chuyển
1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Có nhà chờ cho hành khách.
2. Điểm dừng xe buýt
a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;
c) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình.
3. Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển có hành trình tuyến xe buýt đi qua phải bố trí điểm dừng đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.
4. Nhà chờ xe buýt
a) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu nhà chờ xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình
b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
5. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
[....]
Như vậy, theo quy định, tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
Hành khách đi xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định cụ thể như sau:
Điều 37. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
1. Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hành khách đi xe buýt có quyền hạn và trách nhiệm dưới đây:
- Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
- Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
- Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?