Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng?
Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân:
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
[...]
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy việc không mang theo căn cước hay không có CCCD khi ra đường có thể bị xem là một vi phạm và có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng nếu lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra hành chính mà không xuất trình được.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Công an đã phát triển ứng dụng VNeID để phát triển định danh điện tử. Do đó, người dân ra đường không mang theo bản cứng thẻ căn cước, CCCD thì hoàn toàn có thể xuất trình thông tin trên ứng dụng VNeID và có giá trị tương đương xuất trình bản cứng.
Bởi, theo khoản 5, 6 Điều 9 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định tài khoản định danh điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử và các hoạt động khác theo nhu cầu của chủ thể danh tính điện tử.
Thông tin về danh tính điện tử và thông tin tích hợp trên căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử có giá trị chứng minh, tương đương với việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng, xuất trình giấy tờ, tài liệu có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn xem lịch sử cấp thẻ CCCD trên VNeID?
Để xem được lịch sử cấp thẻ CCCD/CMND trên VNeID, công dân tiến hành gửi yêu cầu tích hợp thông tin lịch sử CCCD/CMND vào tài khoản định danh điện tử bằng các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng số định danh cá nhân và mật khẩu.
Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”
Bước 3: Chọn “Xem thông tin chi tiết” hoặc "Thẻ Căn cước/CCCD
Bước 4: Nhập passcode. Hệ thống hiển thị màn nhập Passcode, công dân thực hiện nhập đúng Passcode đã thiết lập. Hệ thống sẽ hiển thị màn Thẻ căn cước công dân
Bước 5: Chọn “Lịch sử cấp thẻ CC/CCCD/CMND”.
Bước 6: Chọn vào ô "Tôi muốn tích hợp thông tin lịch sử cấp thẻ CCCD/CMND vào tài khoản định danh điện tử" và chọn “Gửi yêu cầu”.
Bước 7: Ứng dụng sẽ hiển thị thông báo gửi yêu cầu thành công. Tiếp đến công dân cần đợi ứng dụng xử lý yêu cầu.
Sau khi gửi yêu cầu tích hợp thành công, công dân truy cập chức năng để theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
Sau khi hệ thống rà soát dữ liệu xong sẽ hiển thị lịch sử cấp thẻ CCCD/CMND
Công dân tìm kiếm loại thẻ CC/CCCD/CMND và ấn “Xem chi tiết” để xem thông tin chi tiết của 1 bản ghi lịch sử cấp thẻ.
Thẻ Căn cước có thể dùng thay cho những loại giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định giá trị sử dụng của thẻ căn cước:
Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
[...]
Đồng thời, tại Điều 22 Luật Căn cước 2023 cũng quy định người dân được tích hợp vào thẻ Căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
Như vậy, từ những quy định trên, có thể thấy từ ngày 01/7/2024, Thẻ Căn cước có thể dùng thay cho các loại giấy tờ sau đây để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác sau khi đã được tích hợp thông tin:
- Thẻ bảo hiểm y tế
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy phép lái xe
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận kết hôn
- Giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
- Trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì thẻ Căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh là hộ chiếu, giấy thông hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?