Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính?
- Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
- Những nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính?
Ngày 15/10/2024, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ, quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính phải tuân theo 06 nguyên tắc dưới đây:
- Bảo đảm quyền của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ trong Bộ Tài chính.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, Đàng ủy Bộ Tài chính, sự lãnh đạo, chi đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính, vai trò của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính.
- Thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức, người lao động trong Bộ Tài chính.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính.
- Tôn trọng ý kiến đóng góp của công chức, viên chức, người lao động, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của công chức, viên chức, người lao động.
Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024, có 08 hình thức công khai thông tin thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
- Niêm yết thông tin.
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính; trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
- Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài chính.
- Thông báo bằng văn bản đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài chính.
- Thông qua người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính để thông báo đến công chức, viên chức, người lao động.
- Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến công chức, viên chức, người lao động.
- Thông qua cuộc họp giao ban hằng tuần để người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thông báo đến công chức, viên chức, người lao động.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Những nội dung nào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC năm 2024 quy định như sau:
Điều 12. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định
1. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
2. Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
3. Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
4. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn và quyết định trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính đối với những nội dung dưới đây:
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
- Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
- Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/HMH/Thang_10/31102024/dan-chu.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/17102024/quy-che-dan-chu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?
- Ngày vía Quan Âm năm 2025 là ngày nào? Tổng hợp các ngày vía Quan Âm trong năm 2025?
- Đáp án đề minh họa Sinh 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi ở trường học hay, ngắn gọn 2025?
- Đáp án đề minh họa Vật lí 2025 thi ĐGNL chuyên biệt Trường Đại học Sư phạm TPHCM?