Mức phí sử dụng đường bộ cao tốc mới nhất 2024?
Mức phí sử dụng đường bộ cao tốc mới nhất 2024?
Ngày 10/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2024/NĐ-CP có quy định mức phí sử dụng đường bộ cao tốc như sau:
(1) Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng:
Mức 1: 1.300 đồng/xe.km
Mức 2: 900 đồng/xe.km
(2) Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
Mức 1: 1.950 đồng/xe.km
Mức 2: 1.350 đồng/xe.km
(3) Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;
Mức 1: 2.600 đồng/xe.km
Mức 2: 1.800 đồng/xe.km
(4) Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container dưới 40 feet;
Mức 1: 3.250 đồng/xe.km
Mức 2: 2.250 đồng/xe.km
(5) Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container từ 40 feet trở lên
Mức 1: 5.200 đồng/xe.km
Mức 2: 3.600 đồng/xe.km
Trong đó:
- Mức 1 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP
- Mức 2 là mức phí áp dụng đối với phương tiện lưu thông trên các tuyến đường cao tốc quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP
- “Tải trọng” của từng phương tiện theo từng nhóm nêu trên là khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông ghi tại Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan đăng kiểm cấp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng kiểm).
Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có giá trị khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế. Số chỗ tương ứng với số lượng người cho phép chuyên chở
- Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm của phương tiện không có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông và giá trị khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế, “tải trọng” được hiểu là khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng theo từng nhóm
Trường hợp trên Giấy chứng nhận đăng kiểm không có khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông thì sử dụng giá trị khối lượng toàn bộ theo thiết kế;
- Đối với xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ, “tải trọng” được hiểu là khối lượng bản thân của phương tiện ghi trên Giấy chứng nhận đăng kiểm và áp dụng mức thu của nhóm xe có “tải trọng” tương ứng;
- Mức thu đối với ô tô đầu kéo không kéo theo sơmi rơ mooc, rơ mooc áp dụng mức thu tương ứng Nhóm 3
- Mức thu đối với xe chở hàng sử dụng một đầu kéo kéo theo một sơ mi rơ moóc hoặc một rơ moóc áp dụng mức thu theo “tải trọng” của phương tiện được kéo theo
- Mức thu tổ hợp xe được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt áp dụng mức thu riêng biệt đối với từng phương tiện thành phần
- Không thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc đối với xe được cứu hộ.
Nghị định 130/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/10/2024.
Mức phí sử dụng đường bộ cao tốc mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Đường bộ cao tốc phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2024/NĐ-CP có quy định điều kiện thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc:
Điều 3. Điều kiện thực hiện việc thu phí sử dụng đường cao tốc
Đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác được triển khai thu phí bao gồm:
1. Đường cao tốc đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;
b) Hoàn thành bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 45, khoản 2 Điều 47 của Luật Đường bộ thì việc thu phí sẽ được triển khai khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị phục vụ việc thu phí; các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ theo vị trí trên tuyến đường cao tốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông.
Như vậy, đường bộ cao tốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;
- Hoàn thành bàn giao, đưa vào khai thác theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có Đề án khai thác tài sản được người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đường bộ cao tốc là gì?
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Đường bộ 2024 có quy định đường bộ cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định, có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?