Phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22?
Phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22?
Hiện hành, Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được quy định cụ thể tại Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT.
Theo đó, Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; giáo viên đang giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông chuyên và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Anh/chị có thể tham khảo mẫu phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22 sau đây:
Tải về mẫu phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22 tại đây.
Trên đây là câu trả lời cho "Phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22"
Ai có thẩm quyền quyết định số lượng giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi?
Tại Điều 3 Quy đinh về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có quy định về các cấp tổ chức, chu kỳ và đối tượng tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như sau:
Điều 3. Các cấp tổ chức, chu kỳ và đối tượng tham dự Hội thi
1. Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:
a) Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do nhà trường tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại trường tổ chức Hội thi;
b) Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi;
c) Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi.
2. Số lượng giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp do hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của địa phương hàng năm.
3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quy định cụ thể số lượng giáo viên mầm non tham dự Hội thi cấp trường đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Như vậy, hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo sẽ có thẩm quyền quyết định số lượng giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từng năm.
Lưu ý: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quy định cụ thể số lượng giáo viên mầm non tham dự Hội thi cấp trường đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Phiếu chấm thi giáo viên dạy giỏi theo Thông tư 22? (Hình từ Internet)
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là gì?
Tại Điều 2 Quy đinh về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có quy định về mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là:
(1) Mục đích Hội thi:
- Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
- Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
- Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
(2) Nguyên tắc của Hội thi:
- Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
- Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
- Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?