5 trạng thái của năng lực hành vi dân sự là gì? Một người được gọi là có năng lực hành vi khi nào?
5 trạng thái của năng lực hành vi dân sự là gì? Một người được gọi là có năng lực hành vi khi nào?
Tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Có 05 trạng thái của năng lực hành vi dân sự là:
(1) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
(2) Mất năng lực hành vi dân sự
(3) Hạn chế năng lực hành vi dân sự
(4) Có khó khăn trong nhận thức, thực hiện hành vi
(5) Năng lực hành vi dân sự một phần đối với người chưa thành niên
Trạng thái 1: Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thành niên như sau:
Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Như vậy, một người được gọi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là khi từ đủ mười tám tuổi trở lên và trừ các trường hợp:
- Bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của bản thân.
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trạng thái 2: Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015)
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trạng thái 3: Khó khăn trong nhận thức, thực hiện hành vi (Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015)
- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trạng thái 4: Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015)
- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trạng thái 5: Năng lực hành vi dân sự một phần của người chưa thành niên
Hiện hành Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về năng lực hành vi dân sự một phần của người chưa thành niên.
Tuy nhiên có thể hiểu năng lực hành vi dân sự một phần của người chưa thành niên là người chưa thành niên chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và các giao dịch dân sự của người này đều cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
5 trạng thái của năng lực hành vi dân sự là gì? Một người được gọi là có năng lực hành vi khi nào? (Hình từ Internet)
Người mất năng lực hành vi dân sự có được giám hộ không?
Tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người được giám hộ như sau:
Điều 47. Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự là đối tượng được giám hộ theo quy định.
Người giám hộ có bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ không?
Tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Như vậy, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là một trong các điều kiện bắt buộc đối với người giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?