Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
[...]
5. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước
a) Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
6. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch, dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất:
a) Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, ký hợp đồng với đại diện tổ nhóm cộng đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất.
b) Tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động hỗ trợ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao (nếu có).
c) Thanh toán, giải ngân vốn cho đại diện tổ nhóm cộng đồng, các bên liên quan theo tiến độ thực hiện tại Hợp đồng ký kết với đại diện tổ nhóm cộng đồng.
d) Lập sổ theo dõi, giám sát việc sử dụng tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có), tổ chức thanh lý, thu hồi tài sản theo quy định (nếu có).
đ) Giám sát kết quả thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ.
[...]
Như vậy, mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng là:
- Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là gì?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị như sau:
- Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.
- Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.
- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP và quy định của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên kết trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng như sau:
- Thực hiện các nội dung phát triển sản xuất theo Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, Hợp đồng ký kết với cơ quan nhà nước.
- Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo đúng nội dung, mục đích, định mức theo quyết định phê duyệt dự án.
- Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng tài sản sau hỗ trợ, trích khấu hao tài sản cố định, định kỳ báo cáo cơ quan, đơn vị thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất (nếu có).”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?