Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024?
Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024?
Mạng 5G Viettel là mạng di động thế hệ thứ 5 của Viettel, công nghệ 5G này là phiên bản nâng cấp vượt trội so với 4G mang đến nhiều cải tiến về tốc độ và hiệu suất kết nối không dây.
Mới đây, Viettel đã có các điểm phủ sóng 5G tại 63 tỉnh thành Việt Nam.
Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024 chi tiết như sau:
Xem toàn bộ Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024: Tại đây
* Trên đây là Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024
Danh sách khu vực có sóng 5G VIETTEL tại 63 tỉnh thành tính đến 10/10/2024? (Hình từ Internet)
Hiện nay có bao nhiêu loại dịch vụ viễn thông?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về dịch vụ viễn thông như sau:
Điều 9. Phân loại dịch vụ viễn thông
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ fax;
c) Dịch vụ truyền số liệu;
d) Dịch vụ truyền hình ảnh;
đ) Dịch vụ nhắn tin;
e) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
g) Dịch vụ kênh thuê riêng;
h) Dịch vụ kết nối Internet;
i) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều này có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
Như vậy, dịch vụ viễn thông hiện nay được chia làm 02 loại bao gồm:
[1] Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: Dịch vụ thoại, fax, truyền số liệu, truyền hình ảnh, nhắn tin, hội nghị truyền hình, kênh thuê riêng, kết nối Internet và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác.
[2] Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: Dịch vụ thư điện tử, thư thoại, fax gia tăng giá trị, truy nhập Internet và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác.
Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Viễn thông 2023 quy định về nguyên tắc kết nối viễn thông như sau:
Điều 44. Nguyên tắc kết nối viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác; có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng, dịch vụ viễn thông của mình.
2. Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia;
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông 2024?
Căn cứ Điều 9 Luật Viễn thông 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông gồm:
- Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
- Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
- Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật Viễn thông 2023
- Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?