Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa là gì?
Căn cứ Mục 1.2 Chương 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT quy định như sau:
1.2 Các định nghĩa
Các thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn này được định nghĩa từ mục 1 đến 24 dưới đây và theo các hình vẽ minh họa trong Phụ lục A.1 của Quy chuẩn này (các thiết bị trên các hình vẽ này chỉ để minh họa cho các thuật ngữ kỹ thuật).
1.2.1 Thiết bị nâng là thiết bị dùng để dịch chuyển tải trọng.
1.2.2 Thành phần kết cấu là những bộ phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng kể cả chi tiết cố định và pu li cố định của chúng.
12.3 Chi tiết cố định là những giá chân cần, giá đỉnh cột, tai lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt cáp giằng cần, các chốt giằng v.v... được lắp cố định vào các thành phần kết cấu hoặc kết cấu thân phương tiện để làm hàng.
[...]
Như vậy, thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa là thiết bị dùng để dịch chuyển tải trọng.
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Căn cứ Mục 1.3 Chương 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT quy định hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa như sau:
[1] Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật sau phải trình Đăng kiểm thẩm định khi chế tạo mới thiết bị nâng:
- Bản vẽ bố trí chung của thiết bị nâng
- Bản vẽ kết cấu của thiết bị nâng (kích thước các thành phần kết cấu, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và chi tiết liên kết)
- Bản vẽ các chi tiết gắn cố định (kích thước, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và phương pháp lắp ráp các chi tiết này với thành phần kết cấu khác hoặc với thân tàu)
- Bản vẽ bố trí chi tiết tháo được (kể cả hệ thống cáp giằng)
- Danh mục chi tiết tháo được (nêu rõ kết cấu, kích thước vật liệu và vị trí). Đối với những chi tiết được chế tạo theo tiêu chuẩn hóa thì kí hiệu phân loại của chúng có thể được điền vào vị trí ghi kích thước và vật liệu)
- Bản vẽ kết cấu hệ thống truyền động
- Sơ đồ hệ thống cấp năng lượng
- Bản vẽ cơ cấu hệ thống hoạt động và điều khiển
- Bản vẽ các thiết bị an toàn
- Bản vẽ các thiết bị bảo vệ
- Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn
[2] Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của thiết bị nâng khi chế tạo mới sau phải được trình để xem xét:
- Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị nâng
- Các bản tính hoặc bản tính kiểm tra liên quan đến các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật để trình duyệt nêu ở [1]
- Hướng dẫn vận hành thiết bị nâng
- Quy trình kiểm tra không phá hủy
- Quy trình kiểm tra và thử tải
- Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác nếu cần thiết để đảm bảo an toàn
Lưu ý: Tại đợt kiểm tra lần đầu thiết bị nâng được chế tạo không qua giám sát của Đăng kiểm, phải xuất trình các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như đã nêu tại [1] và [2] Tuy nhiên, có thể miễn một vài bản vẽ và tài liệu đã nêu trên sau khi xem xét hồ sơ kiểm tra trước đây và các giấy chứng nhận đi kèm theo chúng (không do Đăng kiểm cấp) mà Chủ tàu xuất trình.
Kết cấu của máy nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải phù hợp với yêu cầu nào?
Căn cứ Tiểu mục 6.2.2 Mục 6.2 Chương 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT quy định kết cấu của máy nâng trên các phương tiện thủy nội địa phải phù hợp với các yêu cầu sau:
- Đường kính mặt bích đầu tang không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cáp đo từ mép ngoài lớp cáp ngoài cùng trong điều kiện khai thác. Yêu cầu này có thể bỏ qua nếu có hệ thống chống xổ cáp hoặc trong trường hợp chỉ có một lớp cáp quấn trên tang.
- Đường kính vòng ren tang tời không được nhỏ hơn 18 lần đường kính cáp.
- Tời phải liên kết với bệ bằng các bu lông đủ bền chịu được tải trọng tác dụng lên tang (Lực căng tối đa tác dụng lên tang khi dây cáp quấn lớp đơn với tốc độ nâng danh nghĩa).
- Phải trang bị hệ thống phanh phù hợp với các yêu cầu từ (a) đến (c) sau đây:
+ Hệ thống phanh phải có khả năng chịu được mô men xoắn vượt quá 50 % mô men xoắn yêu cầu khi thiết bị nâng hàng hoạt động với tải trọng làm việc an toàn;
+ Hệ thống phanh điện phải tự động đóng khi cần điều khiển thiết bị nâng hàng ở vị trí trung lập (vị trí “0");
+ Hệ thống phanh điện phải tự động đóng khi có bất kỳ sự cố nào trong nguồn cấp. Trong trường hợp này phải bố trí hệ thống hạ hàng sự cố.
- Các tang li hợp phải có hệ thống hãm tin cậy có khả năng hạn chế sự xoay của tang. Hệ thống hãm phải có khả năng chịu được mô men xoắn ít nhất bằng 1,5 lần mô men xoắn theo yêu cầu khi thiết bị nâng hoạt động với tải trọng làm việc an toàn.
- Phải có thiết bị hoặc các biện pháp thích hợp để bảo vệ cáp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?