17 mẫu văn bản áp dụng cho hội và tổ chức, công dân Việt Nam từ 26/11/2024?
17 mẫu văn bản áp dụng cho hội và tổ chức, công dân Việt Nam từ 26/11/2024?
17 mẫu văn bản áp dụng cho hội và tổ chức, công dân Việt Nam từ 26/11/2024 được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Chi tiết các mẫu dưới đây:
Mẫu số 01 | Đơn công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội | |
Mẫu số 02 | Đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội | |
Mẫu số 03 | Đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội | |
Mẫu số 04 | Đơn đề nghị thành lập hội | |
Mẫu số 05 | Công văn báo cáo kết quả đại hội | |
Mẫu số 06 | Công văn báo cáo đặt chi nhánh, văn phòng đại diện | |
Mẫu số 07 | Công văn báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội | |
Mẫu số 08 | Công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội | |
Mẫu số 09 | Điều lệ hội | |
Mẫu số 10 | Đơn đề nghị tách hội | |
Mẫu số 11 | Đơn đề nghị chia hội | |
Mẫu số 12 | Đơn đề nghị sáp nhập hội | |
Mẫu số 13 | Đơn đề nghị hợp nhất hội | |
Mẫu số 14 | Đơn đề nghị giải thể hội | |
Mẫu số 15 | Đơn đề nghị đặt chi nhánh, văn phòng đại diện | |
Mẫu số 16 | Báo cáo hoạt động hội | |
Mẫu số 17 | Sơ yếu lý lịch cá nhân |
* Trên đây là 17 mẫu văn bản áp dụng cho hội và tổ chức, công dân Việt Nam từ 26/11/2024.
17 mẫu văn bản áp dụng cho hội và tổ chức, công dân Việt Nam từ 26/11/2024? (Hình từ Internet)
Số thành viên ban vận động thành lập hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về ban vận động thành lập hội như sau:
Điều 11. Ban vận động thành lập hội
1. Tổ chức, công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội (trong đó dự kiến trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên) theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này công nhận ban vận động thành lập hội.
2. Thành viên ban vận động thành lập hội là tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết, trách nhiệm, hoạt động trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động hoặc có liên quan đến lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Các thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đối với tổ chức:
Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có đơn tham gia ban vận động thành lập hội;
Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia ban vận động thành lập hội và cử người đại diện tham gia thành viên ban vận động thành lập hội. Người được cử làm đại diện là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích;
b) Đối với công dân: có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.
3. Thành viên ban vận động thành lập hội là cán bộ, công chức, viên chức phải được sự đồng ý cho tham gia ban vận động thành lập hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
4. Trưởng ban vận động thành lập hội là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kinh nghiệm, có uy tín, am hiểu trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động và sống thường trú tại Việt Nam.
5. Số thành viên ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
a) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên đảm bảo tính đại diện cho các vùng, miền;
b) Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 thành viên tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã có ít nhất 03 thành viên.
[....]
Như vậy, số thành viên ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
- Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 10 thành viên đảm bảo tính đại diện cho các vùng, miền;
- Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 thành viên tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
- Hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã có ít nhất 03 thành viên.
Cơ quan nào có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội như sau:
Điều 12. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội
[....]
2. Thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội:
a) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
[....]
Như vậy, thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội gồm:
- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?