Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
- Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
- Ai là Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030?
- Kinh phí thực hiện Đề án Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được lấy từ đâu?
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
Căn cứ Mục 1 Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có 07 quan điểm chỉ đạo như sau:
(1) Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định;
Sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
(2) Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
(3) Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới;
Khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(4) Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước.
Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính.
(5) Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội.
Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội.
(6) Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số.
(7) Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo? (Hình từ Internet)
Ai là Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030?
Theo Tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Đề án, phân công đồng chí Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Đề án; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Đề án.
2. Thành lập Tổ công tác triển khai Đề án (Tổ công tác) do Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ phó, Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an làm Tổ phó thường trực. Thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, đồng chí Tô Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an là thành viên - thư ký Tổ công tác. Tổ trưởng, Tổ phó thường trực Tổ công tác sử dụng con dấu của Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ.
[...]
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Kinh phí thực hiện Đề án Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được lấy từ đâu?
Theo Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 quy định kinh phí thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án, các bộ, ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án và tổng hợp chung vào dự toán của bộ, ngành, địa phương mình để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí giao Bộ Công an để thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp huyện 2024 - 2025 cho học sinh ôn tập?
- Danh sách 536 xe bị phạt nguội ở Hà Nội trong Tháng 11/2024?
- Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030?
- Ngày 26 tháng 12 là ngày gì? Ngày 26 tháng 12 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
- Tỉnh Thái Nguyên có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Thái Nguyên giáp tỉnh nào?