Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào?
- Mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 là gì?
Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Ngày 05/02/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tải Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
Mục tiêu tổng quát Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh như sau:
- Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngànlĩ, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Từg bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh. Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia.
- Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ninh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng của cả nước; đi đầu trong chuyển đổi số các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh.
Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như thế nào?
Theo tiết 3.1 Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tại đây thì mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 như sau:
(1) Về phát triển chính quyền số
- 100% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số.
-100% công việc ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã phải được xử lý trên hệ thống chính quyên điện tử (đặc biệt là trình ký văn bản điện tử, thực hiện các chức năng xử lý nội bộ). 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được ký số và trả cho người dân trên môi trường số.
- 100% cơ quan khối Đảng liên thông các quy trình, dữ liệu, hồ sơ công việc từ câp tỉnh đên câp xã (trừ các nội dung mật); tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiêm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Hết năm 2022, 100% người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương được đào tạo/bôi dưỡng/tập huân và có kỹ năng sô phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và ra quyết định.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được định kỳ hằng năm tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số, kỹ năng số; trong đó 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu bằng các công cụ số.
- Từ năm 2022, triển khai thực hiện việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính các cấp; đối với doanh nghiệp xác thực định danh điện tử qua cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2024, 100% người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp từ tỉnh đến xã và liên thông với Trung ương.
- Phấn đấu hết năm 2023:
+ Hoàn thành 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công ở cả 3 cấp.
+ 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản trị nội bộ, họp trực tuyến, văn bản, báo cáo, ký số của các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ngành, địa phương của tỉnh được thực hiện trên nền tảng số, đảm bảo tính liên thông, thống nhất, tổng thể.
+ 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ mật).
- Phấn đấu hết năm 2023 hoàn thành 08 cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng của tinh gồm: Đất đai; Cán bộ, công chức, viên chức; Y tế; Giáo dục; Quy hoạch; Du lịch; Đầu tư công; Giao thông. Các cơ sở dữ liệu nền tảng chuyên ngành khác (gồm: Tài nguyên, môi trường; Công nghiệp - năng lượng; Tài chính; Văn hóa; Xây dựng, Xúc tiến đầu tư; Tư pháp....), hạ tầng dữ liệu không gian cấp tinh hoàn thành trong năm 2024.
- Từ năm 2024, 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp được số hóa để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Đảm bảo việc kết nối tất cả các cơ sở dữ liệu quốc gia (Dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm...) ngay sau khi được công bố để khai thác, sử dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
(2) Về phát triển kinh tế số
- Kinh tế số chiếm ít nhất 20% GRDP của tỉnh.
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp từ 47-50% kinh tế số,
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm.
- 100% doanh nghiệp trên địa bản tỉnh đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, 100% tổ chức, cá nhân có kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử. Phần đấu toàn tinh quy tụ được 50 doanh nghiệp số, trong đó có ít nhất 03 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển các sản phẩm, dịch vụ số.
- Hình thành khu công nghệ thông tin tập trung “Ha Long ICT Park” tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu (Thành phố Hạ Long) theo định hướng “Cảng dữ liệu” và Trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực phía Bắc.
(3) Về phát triển xã hội số
- 100% các hộ gia đình được sử dụng dịch vụ Internet băng rộng, trong đó hạ tầng mạng cáp quang đến hộ gia đình đạt 95%.
- Phấn đấu 100% người dân trong độ tuổi lao động có sử dụng điện thoại thông minh; 100% người dân cố định danh số và mỗi gia đình đều có địa chỉ số.
- 100% các trường học trên địa bàn tỉnh (từ các cấp học phổ thông đến đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo nghề của tỉnh) có nội dung chuyển đổi số trong chương trình giảng dạy, đào tạo. 100% học sinh các cấp có hồ sơ, học bạ điện tử, số liên lạc điện tử; triển khai tuyển sinh trực tuyến đầu cấp dựa trên dữ liệu số.
- 100% người dân được chăm sóc sức khỏe trên nền tảng y tế số.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt 95%.
Mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 là gì?
Theo Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 bao gồm các nội dung như sau:
(1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
- 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
(2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
- Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
- Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
(3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
- Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?