Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục phải có diện tích sử dụng khu nội trú là bao nhiêu?
- Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục phải có diện tích sử dụng khu nội trú là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục gồm những gì?
- Cấp nào có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú?
Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục phải có diện tích sử dụng khu nội trú là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 55. Điều kiện cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
Trường phổ thông dân tộc nội trú được cho phép hoạt động giáo dục khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh.
2. Có phòng ở nội trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo; nhà công vụ cho giáo viên.
3. Có nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
4. Có phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
Theo đó, từ ngày 20/11/2024, một trong những điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục đó là phải có khu nội trú đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh.
Từ ngày 20/11/2024, trường phổ thông dân tộc nội trú được hoạt động giáo dục phải có diện tích sử dụng khu nội trú là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 56. Thủ tục cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở hoạt động giáo dục; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm;
c) Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh; tài chính và tài sản của nhà trường; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Phòng Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu là trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông);
[...]
Như vậy, hồ sơ đề nghị cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
- Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm trường với thời hạn tối thiểu 05 năm.
- Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:
+ Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Nhiệm vụ và quyền của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh.
+ Tài chính và tài sản của nhà trường.
+ Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Cấp nào có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 57. Đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú
1. Đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông;
c) Trình tự thực hiện:
Khi phát hiện trường phổ thông dân tộc nội trú vi phạm quy định tại điểm a khoản này, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
[...]
Theo quy định này, thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú được xác định như sau:
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo: quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở.
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
- Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?