Hội có tên gọi khác là gì? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những giấy tờ nào?
Hội có tên gọi khác là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định tên gọi, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội như sau:
Điều 6. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội
1. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, hiệp hội, liên đoàn, liên minh, liên hiệp hội, tổng hội, câu lạc bộ và tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội) và đảm bảo điều kiện tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Trụ sở của hội đặt tại Việt Nam trong phạm vi hoạt động của hội và có địa chỉ cụ thể, rõ ràng.
3. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng (logo) riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội có rất nhiều các tên gọi khác nhau như: hội, hiệp hội, liên đoàn, liên minh, liên hiệp hội, tổng hội, câu lạc bộ và tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)
Đồng thời, tên gọi của hội phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm theo tiếng Việt, nếu không phiên âm ra được tiếng Việt thì dùng tiếng nước ngoài; tên gọi riêng của hội có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội;
- Không trùng lặp toàn bộ tên gọi hoặc gây nhầm lẫn, bao trùm tên gọi với các hội khác đã được thành lập hợp pháp trước đó;
- Không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
Hội có tên gọi khác là gì? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập hội như sau:
Điều 13. Hồ sơ, thủ tục thành lập hội
1. Hồ sơ đề nghị thành lập hội được lập thành 01 bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập hội theo mẫu kèm theo Nghị định này (bản gốc);
b) Dự thảo điều lệ theo mẫu kèm theo Nghị định này;
c) Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội kèm theo danh sách thành viên ban vận động thành lập hội (bản chính);
[....]
Như vậy, hồ sơ đề nghị thành lập hội được lập thành 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị thành lập hội (bản gốc);
- Dự thảo điều lệ;
- Quyết định công nhận ban vận động thành lập hội kèm theo danh sách thành viên ban vận động thành lập hội (bản chính);
- Danh sách và đơn đăng ký tham gia thành lập hội của tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội (bản gốc);
- Sơ yếu lý lịch cá nhân theo mẫu kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP và phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản chính) của trưởng ban vận động thành lập hội không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức tham gia làm trưởng ban vận động thành lập hội (bản chính);
- Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi dự kiến đặt trụ sở của hội theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản kê khai tài sản thành lập hội (bản gốc) của ban vận động thành lập hội tự nguyện đóng góp (nếu có);
- Bản cam kết đảm bảo kinh phí hoạt động trong nhiệm kỳ lần thứ nhất của hội nếu được thành lập (bản gốc).
Để thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập hội như sau:
(1) Tên gọi của hội đảm bảo các điều kiện sau:
- Viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm theo tiếng Việt, nếu không phiên âm ra được tiếng Việt thì dùng tiếng nước ngoài; tên gọi riêng của hội có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội;
- Không trùng lặp toàn bộ tên gọi hoặc gây nhầm lẫn, bao trùm tên gọi với các hội khác đã được thành lập hợp pháp trước đó;
- Không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
(2) Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.
(3) Có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định pháp luật.
(4) Có điều lệ, trừ hội quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
(5) Có trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
(6) Có đủ số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác:
- Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hiệp hội của các tổ chức kinh tế hoạt động trong phạm vi toàn quốc có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 05 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
(7) Có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?