Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mới nhất năm 2024?
Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mới nhất năm 2024?
Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mới nhất năm 2024 được quy định tại Mục 5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:
- Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
- Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
- Hệ thống chế bản chuyên dùng ngành in.
- Máy in các loại: ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
- Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:
+ Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng.
+ Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng.
+ Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
Trên đây là danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Khi nào cần áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu hàng hóa?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Điều 9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, biện pháp cấm nhập khẩu hàng hóa được áp dụng khi hàng hóa thuộc các trường hợp dưới đây:
- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng.
- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.
Như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức dưới đây:
- Xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tạm nhập, tái xuất.
- Tạm xuất, tái nhập.
- Chuyển khẩu.
- Quá cảnh.
- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?