Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:
Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
[...]
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
[...]
Theo quy định trên, thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân là tối thiểu là 04 năm.
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng trong Công an nhân dân tối thiểu là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Lương của từng cấp bậc Công an hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW:
2. Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
[...]
2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung sau:
(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
[...]
Theo quy định trên, lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 tăng từ 1.8 triệu đồng lên 2.34 triệu đồng.
Căn cứ Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định bảng lương của từng cấp bậc Công an hiện nay được tính theo công thức sau:
Mức lương = Lương sở sở x Hệ số lương
Như vậy, bảng lương của từng cấp bậc Công an mới nhất hiện nay như sau:
Số thứ tự | Cấp bậc quân hàm | Hệ số lương | Mức lương khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu |
1 | Đại tướng | 10,40 | 24.336.000 đồng |
2 | Thượng tướng | 9,80 | 22.932.000 đồng |
3 | Trung tướng | 9,20 | 21.528.000 đồng |
4 | Thiếu tướng | 8,60 | 20.124.000 đồng |
5 | Đại tá | 8,00 | 18.720.000 đồng |
6 | Thượng tá | 7,30 | 17.082.000 đồng |
7 | Trung tá | 6,60 | 15.444.000 đồng |
8 | Thiếu tá | 6,00 | 14.040.000 đồng |
9 | Đại úy | 5,40 | 12.636.000 đồng |
10 | Thượng úy | 5,00 | 11.700.000 đồng |
11 | Trung úy | 4,60 | 10.764.000 đồng |
12 | Thiếu úy | 4,20 | 9.828.000 đồng |
13 | Thượng sĩ | 3,80 | 8.892.000 đồng |
14 | Trung sĩ | 3,50 | 8.190.000 đồng |
15 | Hạ sĩ | 3,20 | 7.488.000 đồng |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác
Công an nhân dân gồm những bộ phận nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định hệ thống tổ chức của Công an nhân dân:
Điều 17. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Như vậy, công an nhân dân gồm những bộ phận sau:
- Bộ Công an
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Công an xã, phường, thị trấn
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?