Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?

Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?

Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu chất dẻo cốt sợi thủy tinh QCVN 56 : 2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT.

QCVN 56 : 2013/BGTVT được xây dựng trên cơ sở Tiêu chuẩn quốc gia "Quy phạm kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh" có ký hiệu TCVN 6282 : 2003.

Căn cứ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56 :2013/BGTVT quy định về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh gồm 19 chương như sau:

Chương 1 Quy định chung

Chương 2 Kiểm tra phân cấp

Chương 3 Xưởng chế tạo

Chương 4 Vật liệu chế tạo thân tàu

Chương 5 Tạo hình

Chương 6 Độ bền dọc

Chương 7 Lớp vỏ

Chương 8 Boong

Chương 9 Sườn

Chương 10 Kết cấu đáy

Chương 11 Xà boong

Chương 12 Sống dọc dưới boong và cột

Chương 13 Vách kín nước

Chương 14 Két sâu

Chương 15 Buồng máy

Chương 16 Thượng tầng và lầu

Chương 17 Miệng khoang, miệng buồng máy và các miệng khoét khác ở boong

Chương 18 Mạn chắn sóng, lan can, hệ thống thoát nước, lỗ khoét ở mạn, lỗ thông gió và cầu boong

Chương 19 Hệ thống máy tàu

Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?

Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào? (Hình từ Internet)

Những quy định chung về thiết kế tàu được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1.2 Chương 1 QCVN 56 :2013/BGTVT quy định về những quy định chung về thiết kế tàu như sau:

(1) Kết cấu và trang thiết bị

Sống đuôi, bánh lái, máy lái, cột và trang thiết bị phải phù hợp với quy định ở các Phần tương ứng của QCVN 21 : 2010/BGTVT.

(2) Ổn định, mạn khô

Ổn định, mạn khô của tàu FRP được lấy theo Phần 10 và 11, Mục 2 của QCVN 21 :2010/BGTVT.

(3) Tàu khách

Ngoài những yêu cầu của Quy chuẩn này, kết cấu thân tàu, trang thiết bị, việc bố trí và kích thước các cơ cấu của tàu khách phải được xem xét riêng theo đặc điểm thiết kế thỏa mãn Phần 8F, Mục 2 của QCVN 21 : 2010/BGTVT.

(4) Kích thước kết cấu

1 Kích thước các cơ cấu thân tàu quy định trong Quy chuẩn này được áp dụng cho các tàu FRP tạo hình bằng cốt sợi thủy tinh bao gồm tấm sợi băm và vải sợi thô và tạo hình bằng FRP có độ bền quy định ở từ (1) đến (4) sau đây, nhưng không kể lớp nhựa phủ:

(1) Độ bền kéo: 98 N / mm2

(2) Mô đun đàn hồi kéo: 6,86.103 N / mm2

(3) Độ bền uốn: 150 N / mm2

(4) Mô đun đàn hồi uốn: 6,86.103 N / mm2

2 Với kết cấu vỏ một lớp, kích thước các cơ cấu quy định trong Quy chuẩn này có thể được thay đổi bằng cách nhân với hệ số cho ở (1) và (2) sau đây nếu được tạo hình bằng FRP có độ bền lớn hơn quy định ở -1 trên.

(1) Đối với chiều dày, hệ số được tính theo công thức sau đây:

Đối với chiều dày, hệ số

Trong đó:

σB: Độ bền uốn của FRP (kg/mm2), xác định bằng cách thử vật liệu quy định ở 4.4.4.

(2) Đối với mô đun chống uốn (kể cả mô đun chống uốn của tiết diện ngang thân tàu) hệ số được tính theo công thức sau đây:

Đối với mô đun chống uốn

Trong đó:

σT: Độ bền kéo của FRP (kg/mm2), xác định bằng cách thử vật liệu quy định ở 4.4.4.

3 Khi tính toán kích thước cơ cấu ở các lớp của kết cấu nhiều lớp, mô đun đàn hồi uốn của kết cấu lớp trong hoặc lớp ngoài có thể được xác định bằng cách thử vật liệu quy định ở 4.4.4.

4 Trong tính toán mô đun chống uốn của cơ cấu phải kể đến các lớp FRP (mép kèm) rộng 150 mm ở hai bên tấm thành của cơ cấu.

(5) Kết cấu kiểu mũ

1 Chiều dày tối thiểu của tấm thành và tấm mặt của sống, xà boong, sườn, đà ngang đáy v.v... kiểu mũ rỗng hoặc kiểu mũ có lõi để tạo hình phải không nhỏ hơn trị số tính theo các công thức sau đây:

Chiều dày tấm thành: 0,034d0K (mm)

Chiều dày tấm mặt: 0,05bK (mm)

Trong đó:

d0: Chiều cao tiết diện tấm thành (mm);

b: Chiều rộng tấm mặt (mm);

K: 1,0. Tuy nhiên, nếu mô đun chống uốn tiết diện của cơ cấu lớn hơn trị số quy định thì K được tính theo công thức sau đây:

nếu mô đun chống uốn tiết diện của cơ cấu lớn hơn trị số quy định thì K

Trong đó:

ZR: Mô đun chống uốn tiết diện cơ cấu theo quy định;

ZA: Mô đun chống uốn tiết diện thực của cơ cấu.

2 Lõi để tạo hình có thể được tính vào độ bền của cơ cấu theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm.

3 Kích thước của các cơ cấu khác phải theo yêu cầu của các Chương có liên quan.

(6) Kết cấu nhiều lớp

1 Lõi của kết cấu nhiều lớp tạo thành một tấm phải là loại lõi một lớp. Chiều dày của lõi phải không lớn hơn 25 mm. Tuy nhiên, cấu tạo của các loại lõi khác phải theo những quy định riêng của Đăng kiểm.

2 Tỷ số của chiều dày lớp ngoài và lớp trong của FRP phải không nhỏ hơn 0,8. Nếu tỷ số chiều dày của lớp ngoài và lớp trong nhỏ hơn 0,8 thì kết cấu phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

3 Lõi có thể được tính vào độ bền theo sự thỏa thuận với Đăng kiểm.

4 Kích thước của các cơ cấu khác phải theo yêu cầu của các Chương có liên quan.

(7) Trọng lượng của cốt sợi thủy tinh và chiều dày của lớp vỏ

1 Chiều dày của các lớp giữa các tấm sợi băm hoặc vải sợi thô có thể được tính theo công thức sau đây:

Chiều dày của các lớp giữa các tấm sợi băm hoặc vải sợi thô

Trong đó:

WG: Trọng lượng thiết kế của một đơn vị diện tích tấm sợi băm hoặc vải sợi thô, (g/m2)

G: Hàm lượng thủy tinh của lớp (tỷ số khối lượng) (%);

gR: Tỷ trọng của nhựa đã được xử lý;

gG: Tỷ trọng của tấm sợi băm hoặc vải sợi thô.

2 Hàm lượng thủy tinh (G) quy định ở -1 trên là trị số tính theo từng phân lớp của một lớp.

Tuy nhiên, hàm lượng này có thể được lấy bằng hàm lượng trung bình của sợi thủy tinh trong toàn lớp.

3 Nếu không có quy định nào khác, tỷ trọng của tấm sợi băm hoặc vải sợi thô ( G) nêu ở -1 trên có thể được lấy bằng 2,5 khi tính toán chiều dày lớp vỏ.

4 Tỷ trọng của nhựa đã được xử lý ( R) nêu ở -1 trên khi tính toán chiều dày có thể lấy bằng 1,2, trừ khi có những chất độn làm cho nhựa nặng hơn.

5 Việc tính toán chiều dày của lớp có cốt sợi thủy tinh không phải là tấm sợi băm hoặc vải sợi thô phải theo những quy định riêng của Đăng kiểm.

(8) Số nhận dạng

1 Đối với các tàu hàng có tổng dung tích (GT) không nhỏ hơn 300 thực hiện chuyến đi quốc tế, số nhận dạng của tàu phải được đánh dấu cố định như sau:

(1) Những điểm chỉ ra ở 1.1.24 Phần 2A, Mục 2 của QCVN 21 : 2010/BGTVT (trừ mục - 2(3));

(2) Phương pháp đánh dấu phải để không dễ tẩy xoá và được thẩm định bởi Đăng kiểm.

Quy định chung về hệ thống máy tàu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Chương 19 QCVN 56 :2013/BGTVT quy định về hệ thống máy tàu như sau:

(1) Phạm vi áp dụng

Hệ truyền động chính, hệ truyền công suất, hệ trục, bình chịu áp lực, các máy phụ, hệ thống đường ống và trang bị điện, ngoài những yêu cầu của Chương này, phải theo yêu cầu trong các Chương có liên quan của Quy chuẩn áp dụng.

(2) Lắp đặt máy chính, két dầu đốt và nối đất

- Lắp đặt máy chính

1 Máy chính, trừ những máy có công suất nhỏ, phải được đặt trên sống đáy thông qua bệ máy bằng thép có đủ độ bền và độ cứng.

2 Nếu máy có lực quán tính không cân bằng hoặc mô men quán tính không cân bằng lớn hoặc phải chịu những lực kích thích lớn do pít tông thì bệ máy bằng thép phải có đủ chiều dài cho máy, các bệ máy ở hai bên phải được liên kết với nhau hoặc bệ máy phải có kết cấu vững chắc.

3 Nếu nhiệt độ ở bệ máy chính hoặc nhiệt độ tiếp xúc với sống FRP đạt tới trị số có thể gây ảnh hưởng xấu đến tính rão của FRP trong điều kiện hoạt động bình thường thì giữa bệ máy và sống FRP phải có cách ly hữu hiệu.

4 Khi đặt máy chính hoặc bệ máy chính lên sống FRP thì phải quan tâm sao cho không phát sinh biến dạng rão do trọng lượng máy và lực xiết bu lông gây ra.

- Két dầu đốt

Bề mặt của các két dầu đốt làm bằng FRP lộ ra các không gian như buồng máy chính v.v... có thể hay bị nung nóng do lửa phải có biện pháp thích đáng để làm chậm lan truyền lửa hoặc chịu lửa. Nếu là máy dùng xăng thì két nhiên liệu phải bằng kim loại.

- Biện pháp nối đất

1 Chất phủ những kết cấu bằng kim loại, máy móc và thiết bị có nguy cơ nhiễm điện do tĩnh điện hoặc cảm ứng điện từ phải được nối đất hữu hiệu, trừ trường hợp không gây tác hại cho người khi tiếp xúc trực tiếp.

2 Két dầu đốt và đường ống bằng kim loại phải được nối đất hữu hiệu. Nếu dùng két dầu đốt bằng FRP thì các bộ phận kim loại của van, nắp lỗ chui v.v... đặt ở két và đường ống dầu đốt phải được tiếp điện tốt và phải được nối đất.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về giám sát kỹ thuật trang bị an toàn tàu biển theo TCVN 6278:2003?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép theo QCVN 51:2017/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải của các công trình dầu khí trên biển theo QCVN 35:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mùn khoan và dung dịch khoan nền không nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Việt Nam theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dung dịch khoan nền nước từ công trình thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo QCVN 36:2024/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng theo QCVN 82 : 2019/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thiết kế thẩm định thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 96:2016/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 56:2013/BGTVT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp thử đối với Acid Ascorbic theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-6:2010/BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Lê Nguyễn Minh Thy
162 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào