Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?

Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32? Giấy phép hành nghề của y sỹ y học cổ truyền sẽ được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?

Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền được quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

Sau đây là phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền:

Xem chi tiếp phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền

tại đây.

Y sỹ y học cổ truyền có được hành nghề bán thuốc không?

Tại Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
[...]
10. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
11. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:
a) Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;
b) Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.

Như vậy, y sỹ y học cổ truyền được phép hành nghề bán thuốc cổ truyền.

Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?

Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32? (Hình từ Internet)

Y sỹ y học cổ truyền có cần giấy phép hành nghề không?

Tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề như sau:

Điều 26. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.

Như vậy, y sỹ là chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề.

Do đó, y sĩ y học cổ truyền phải có giấy phép hành nghề theo quy định.

Giấy phép hành nghề của y sỹ y học cổ truyền sẽ được điều chỉnh trong trường hợp nào?

Tại Điều 33 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều chỉnh giấy phép hành nghề như sau:

Điều 33. Điều chỉnh giấy phép hành nghề
1. Điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng khi bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều kiện điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đã hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề đề nghị điều chỉnh do cơ sở đào tạo, bệnh viện cấp;
b) Đáp ứng yêu cầu về thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với một số lĩnh vực chuyên môn;
c) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề;
b) Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
a) Người đề nghị điều chỉnh giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải điều chỉnh giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không điều chỉnh giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
[...]

Như vậy, giấy phép hành nghề y sỹ y học cổ truyền sẽ được điều chỉnh trong trường hợp bổ sung, thay đổi phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Y học cổ truyền
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Y học cổ truyền
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 56/2024/TT-BYT quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi hành nghề của y sỹ y học cổ truyền theo Thông tư 32?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân y học cổ truyền được phép kê đơn thuốc cổ truyền cho bệnh nhân không?
Hỏi đáp pháp luật
Vị thuốc y học cổ truyền là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Phương pháp chích muối ăn vào dược liệu trong chế biến thuốc cổ truyền
Hỏi đáp pháp luật
Xin Giấy chứng nhận là lương y ở đâu đối với người được đặc cách đã tham gia khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong quản lý bệnh viện
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh trong hợp tác quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Lãnh đạo bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Y học cổ truyền
Lương Thị Tâm Như
319 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào