Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
- Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
- Quy định về trình bày cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như thế nào?
- Quy định về định dạng dữ liệu cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể ra sao?
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT?
Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 2 QCVN 71:2022/BTNMT quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể như sau:
* Thu nhận vị trí đối tượng địa lý
- Dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được thu nhận bằng các phương pháp đo đạc và bản đồ theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, Quy định kỹ thuật hiện hành.
- Kiểu dữ liệu hình học (geo) của từng đối tượng địa lý tuân theo quy định mô hình cấu trúc dữ liệu quy định tại Điều 2 Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Mỗi đối tượng địa lý chỉ được nhận một trong ba kiểu dữ liệu GM_Surface, GM_Curve, GM_Point với tiêu chí thu nhận chung tại Bảng 3 dưới đây. Các trường hợp đặc biệt thì tuân theo quy định chi tiết cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Kiểu GM_Surface áp dụng để thu nhận đồ hình không gian đối tượng dạng vùng có thể nhận dạng rõ ràng thông qua ranh giới trên thực địa.
- Kiểu GM_Curve áp dụng để thu nhận đối tượng hình tuyến, vị trí của đối tượng hình tuyến được xác định theo đường tâm đồ hình của đối tượng.
- Kiểu GM_Point: áp dụng để thu nhận vị trí đối tượng địa lý, vị trí của đối tượng được xác định tại trọng tâm của đối tượng.
* Thu nhận thuộc tính của đối tượng địa lý
- Mỗi kiểu đối tượng địa lý được gán thuộc tính với kiểu dữ liệu và miền giá trị thuộc tính theo quy định chỉ ra trong mô hình cấu trúc dữ liệu.
- Giá trị thuộc tính được thu nhận từ kết quả điều tra thực địa hoặc các tài liệu thu thập, phân tích trong phòng.
- Các đối tượng DiaDanhDanCu, DiaDanhSonVan, DiaDanhThuyVan và thuộc tính ten của đối tượng địa lý (bao gồm cả danh từ chung) được thu nhận như sau:
+ Trường hợp tên đã có trong cơ sở dữ liệu địa danh quốc gia thì sử dụng trực tiếp từ cơ sở dữ liệu địa danh quốc gia;
+ Khi tên gọi chưa có hoặc có thay đổi so với cơ sở dữ liệu địa danh phải điều tra, thu thập theo các văn bản có tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền và xác minh tại thực địa. Trong tệp siêu dữ liệu ghi nhận lại các địa danh này là địa danh chưa được chuẩn hóa.
+ Địa danh nước ngoài (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philipin) thể hiện theo nguyên tắc phiên âm Latinh của Liên hiệp quốc. Riêng địa danh Trung Quốc thu nhận thêm phiên âm theo Hán Việt đối với địa danh quen thuộc với người Việt Nam và đặt tên đó trong ngoặc đơn.
- Quy định chi tiết về thu nhận các đối tượng địa lý cụ thể trong mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Quy định về thu nhận dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo QCVN 71:2022/BTNMT? (Hình từ Internet)
Quy định về trình bày cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 5 Mục 2 QCVN 71:2022/BTNMT quy định về trình bày cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như sau:
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 được trình bày theo Danh mục trình bày. Mỗi đối tượng trình bày thông qua một chỉ thị trình bày và tuân theo quy tắc trình bày.
- Để hỗ trợ trình bày tự động các đối tượng địa lý cần có các hàm xử lý thao tác trình bày, danh sách các thuộc tính được sử dụng bởi các hàm xử lý các thao tác trình bày.
- Chi tiết Danh mục đối tượng trình bày, chỉ thị trình bày, danh sách các thuộc tính sử dụng để trình bày Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 quy định tại Phụ lục D của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Quy định về định dạng dữ liệu cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 cụ thể ra sao?
Căn cứ tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục 2 QCVN 71:2022/BTNMT quy định cụ thể như sau:
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
1. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản
1.1. Hệ quy chiếu tọa độ, hệ quy chiếu thời gian thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở mã số QCVN 42:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BTNMT ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2. Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000.
Siêu dữ liệu của cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 thực hiện theo quy định về siêu dữ liệu tại Phụ lục I của QCVN 42:2020/BTNMT và TCVN 12687 : 2019 Cơ sở dữ liệu địa lý - Xây dựng siêu dữ liệu.
1.3. Định dạng dữ liệu
1.3.1. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được xây dựng, vận hành, cập nhật, lưu trữ, cung cấp ở định dạng GML và các định dạng bổ sung GDB, SHP.
1.3.2. Phạm vi đóng gói giao nộp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo phạm vi ranh giới khu vực được thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
[....]
Như vậy, quy định về định dạng dữ liệu cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 như sau:
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 phải được xây dựng, vận hành, cập nhật, lưu trữ, cung cấp ở định dạng GML và các định dạng bổ sung GDB, SHP.
- Phạm vi đóng gói giao nộp cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 theo phạm vi ranh giới khu vực được thành lập cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?